LOÃNG XƯƠNG: HIỂU ĐỂ PHÒNG TRÁNH NHỮNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM

Loãng xương còn gọi là xốp xương, thưa xương (osteoporosis) là một trong những vấn đề đang được rất quan tâm vì quy mô lớn và hệ quả nghiêm trọng trong cộng đồng. Xã hội càng ngày phát triển, tuổi thọ con người càng được nâng cao, dẫn tới các vấn đề về xương khớp, đặc biệt loãng xương càng tăng cao.

Loãng xương là một bệnh gặp chủ yếu ở phụ nữ cao tuổi. Việc gãy xương do loãng xương làm tăng nguy cơ tử vong và giảm tuổi thọ. Ảnh hưởng của loãng ương lên chất lượng cuộc sống cực kỳ lớn do các cơn đau xương. Thông thường, theo cảm nhận của những bệnh nhân loãng xương, cơn đau xương do loãng xương là cảm giác đau buốt từ sâu trong xương, đau như việc bị ung thư xương. Vì vậy, việc phòng ngừa loãng xương rất cần thiết ngay từ những độ tuổi trung niên trở lên. 
Hãy cùng FYKOFA tìm hiểu về loãng xương để có những hiểu biết và biện pháp phòng ngừa phù hợp nhé!

1.    Định nghĩa bệnh loãng xương
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), loãng xương là một bệnh lý với đặc điểm khối lượng xương bị suy giảm, vi cấu trúc xương bị hư hỏng, dẫn đến tình trạng xương bị yếu và hệ quả là tăng nguy cơ gãy xương. Các vị trí hay bị gãy là cổ xương đùi, xương cột sống, xương cẳng tay.
2.    Phân loại các dạng khác nhau của loãng xương
Loãng xương tiên phát hay loãng xương nguyên phát là tình trạng loáng xương ở phụ nữ sau mãn kinh và loãng xương ở tuổi già. Loãng xương tiên phát chiếm khoảng 95% trường hợp.
Loãng xương thứ phát chiếm khoảng 5%, gây ra do sự không vận động cơ thế, bệnh kinh niên, thiếu dinh dưỡng hoặc tác dụng phụ của một số thuốc, dược phẩm như:
- Người bất động lâu ngày
- Người có các bệnh nội tiết như cường giáp, cường tuyến cận giáp, cường tuyến vỏ thượng thận, đái tháo đường… và đặc biệt là thiểu năng các tuyến sinh dục (như buồng trứng nữ và tinh hoàn đối với nam)
- Người có bệnh ống tiêu hóa, thiếu dinh dưỡng như hội chứng kém hấp thu, thức ăn thiếu calci
- Bệnh nhân suy thận mạn hoặc phải chạy thận nhân tạo lâu ngày gây mất nhiều calci qua đường tiết niệu
- Bệnh nhân sử dụng một số thuốc như chống động kinh, thuốc chữa bệnh đái tháo đường (insulin), thuốc chống đông (heparin) và đặc biết là thuốc kháng viêm nhóm corticosteroid do việc ức chế trực tiếp quá trình tạo xương và làm giảm hấp thu calci ở ruột, kích thích bài xuất calci qua thận và tăng quá trình hủy xương.
- Người có bệnh khớp mạn tính khác đặc biệt là viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp.
Ngoài những nguyên nhân trên, nguy cơ bị loãng xương còn bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nguy cơ như:
- Yếu tố di truyền là dân da trắng hoặc người châu Á
- Tiền sử gia đình có người gãy xương sớm
- Người hút thuốc, nghiện rượu, nhẹ cân (dưới 58 kg)

3.    Triệu chứng lâm sàng
Thông thường, loãng xương không làm bệnh nhân đau, không có biểu hiện lâm sàng nào. Các triệu chứng đầu tiên có thể là biểu hiện của biến chứng của loãng xương như xẹp đốt sống hay gãy xương ngoại vi. Vì vậy việc phát hiện tầm soát loãng xương và sử dụng các biện pháp phòng ngừa là cần thiết trước khi xảy ra các biến chứng nặng do loãng xương gây ra:
Gãy xương: gãy xương tăng mạnh ở người trên 60 tuổi, thường gặp nhất là gãy đầu trên xương đùi, đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương cẳng tay, xương sườn, xương chậu và xương cùng (gây té ngã ở người già). Trong trường hợp này đau là do chấn thương vùng bị gãy
Xẹp đốt sống: tình trạng đau xảy ra khi có 1 đốt sống mới bị lún xép hoặc 1 đốt sống đã bị xép nay xẹp nặng thêm. Đau có thể xuất hiện tự nhiên hoặc sau khi gắng sức hoặc chấn thương nhỏ. Thường biểu hiện bằng đau cột sống cấp tính, khởi phát đột ngột, không lan, không có dấu hiệu chèn ép thần kinh, đau giảm rõ khi nằm hoặc giảm dần rồi biến mất sau vài tuần
Rối loạn tư thế cột sống: xép nhiều đốt sống làm cột sống bị biến dạng (thường gập gù, cong cột sống, đoạn lưng – thắt lưng), bệnh nhân bị đau, giảm chiều cao.

4.    Những yếu tố và biểu hiện nghi ngờ loãng xương
- Cân nặng và chiều cao: giảm chiều cao trên 4 cm và giảm BMI dưới 20
- Biến dạng cột sống: lưng gù xuống
- Cơ vùng lưng: sưng nề và căng cứng
- Sử dụng thuốc; dùng Glucocorticosteroid trên 3 tháng ở hàm lượng tương đương 7.5mg predinsolon
- Độ tuổi: phụ nữ tiền mãn kinh hoặc nam tuổi mãn dục nam

 

Loãng xương có thể phòng ngừa hoặc làm giảm đi bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý và lối sống tích cực. Chính vì vậy, việc sử dụng các thực phẩm chức năng có chức năng bồi bổ xương khớp kết hợp với chế độ ăn, chế độ dinh dưỡng vận động hợp lý là biện pháp tối ưu nhất để phòng ngừa loãng xương và các biến chứng của nó gây ra.
 

Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi bình luận đầu tiên của bạn.
Viết bình luận