Vấn đề sức khỏe sau Covid ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người bệnh. Hậu Covid kéo dài gây lo lắng, suy nhược dẫn đến chậm kinh. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục nhé
1. Hậu Covid là gì?
Hậu Covid là tình trạng xảy ra ở những người có tiền sử mắc Covid-19, triệu chứng kéo dài ít nhất 2 tháng và không được giải thích bằng chẩn đoán khác.
Các triệu chứng phổ biến: khó thở, mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, rối loạn kinh nguyệt. Tình trạng kéo dài khiến sức khỏe người bệnh suy giảm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
2. Hậu Covid ảnh hưởng như thế nào đến kinh nguyệt?
Bệnh COVID-19 có thể ảnh hưởng đến trục dưới đồi- tuyến yên- buồng trứng- nội mạc tử cung dẫn đến thay đổi chu kỳ kinh nguyệt có thể gây ra vô kinh tạm thời hoặc hành kinh không đều.
Hormone buồng trứng progesterone chủ yếu là chống viêm. Progesterone giảm đột ngột trước kỳ kinh nguyệt, dẫn đến sự tràn vào của các tế bào viêm nhiễm trong môi trường nội mạc tử cung cục bộ, gây sự bong tróc của nội mạc tử cung chức năng khi hành kinh nên gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều.
Hơn nữa, COVID-19 có liên quan đến rối loạn chức năng tế bào nội mô và những thay đổi trong hệ thống đông máu, cả hai thành phần quan trọng của chức năng nội mạc tử cung khi hành kinh, cho thấy một cơ chế nội mạc tử cung tiềm ẩn gây rối loạn kinh nguyệt.
Đối với bệnh nhân Covid khi dùng đến Dexamethason cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và mất máu do hoạt động của Cortisol
3. Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Rối loạn kinh nguyệt có thực sự nguy hiểm
Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hormone sinh sản và kinh nguyệt. Việc kinh nguyệt không đều không chỉ ảnh hưởng đến chế độ sinh hoạt mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, có thể làm giảm khả năng thụ thai, nếu để kéo dài có thể dẫn đến vô sinh.
Ngoài ra, ảnh hưởng trực tiếp đến nhan sắc của phụ nữ. Estrogen và Progesteron chính là 2 hocmon đóng vai trò quan trọng đối với sắc đẹp của phái nữ. Do đó, việc rối loạn các hormone này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhan sắc, làm khí huyết lưu thông kém khiến da kém mịn màng, ...
Không chỉ vậy, rối loạn kinh nguyệt còn khiến nhiều chị em lo lắng, căng thẳng, mất tự tin, khiến chất lượng cuộc sống bị suy giảm đáng kể.
4. Làm thế nào để cải thiện chậm kinh hậu Covid?
Chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh:
Lối sống và chế độ sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và kinh nguyệt của nữ giới. Bởi vậy, nên bổ sung chất dinh dưỡng từ những món ăn như: củ quả, thịt, trứng, sữa… và tăng cường bổ sung rau xanh. Đồng thời cần có chế độ tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để cải thiện các vấn đề kinh nguyệt.
Chế độ ăn giàu vitamin B
Hạn chế các chất kích thích:
Tránh dùng các chất kích thích như: cafein, thuốc lá, rượu, bia… Đặc biệt Cafein, theo một nghiên cứu nó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều, bởi caffeine làm giảm lưu lượng máu trong tử cung, dẫn sự thay đổi bất thường của chu kỳ kinh nguyệt.
Giữ tâm lý thoải mái, ổn định
Khi căng thẳng, chu kỳ kinh nguyệt càng kéo dài hơn hoặc thưa hơn.
Vì khi stress sẽ tác động lên tuyến thượng thận làm cơ thể tăng tiết hormone Cortisol, đây là loại hormone ảnh hưởng đến quá trình sản sinh các nội tiết tố nữ. Sự rối loạn của các nội tiết tố chính là nguyên nhân của tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Do đó, hãy cố gắng giữ tâm lý ổn định để chu kỳ kinh nguyệt diễn ra thoải mái.
Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai
Không nên lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai. Bởi thuốc tránh thai gây nhiều tác dụng không mong muốn, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn nếu muốn sử dụng thuốc tránh thai và có nhiều phương pháp tránh thai khác để bạn có thể lựa chọn.
Nếu cần tư vấn thêm vui lòng để lại thông tin dưới đây hoặc liên hệ ngay hotline 1800234555 để được chuyên gia tư vấn cụ thể cho bạn nhé.