LOÃNG XƯƠNG ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG HỢP LÝ CHO BỆNH NHÂN

Loãng xương là tình trạng xương bị xốp, giảm mật độ xương dẫn đến tình trạng các biến chứng gãy xương hoặc xẹp đốt sống. Loãng xương không thể chữa khỏi. Loãng xương chỉ có thể sử dụng các biện pháp phòng ngừa hoặc làm giảm mức độ mất xương. Chính vì vậy, mục tiêu tiên quyết là ngăn chặn loãng xương ở bệnh nhân có nguy cơ được đặt lên hàng đầu. Hãy cùng FYKOFA tìm hiểu các phương pháp điều trị cho bệnh nhân loãng xương nhé

1.    Mục tiêu điều trị loãng xương

Việc điều trị cho bệnh nhân loãng xương dựa trên các mục tiêu như:

- Phòng chống hay giảm thiểu nguy cơ loãng xương

- Phòng chống nguy cơ gãy xương lần 2 ở những bệnh nhân đã gãy xương lần đầu.

- Ngăn chặn tình trạng mất chất khoáng trong xương

- Giảm tỉ lệ bệnh tật và tử vong do loãng xương

Dựa trên các mục tiêu đó, bệnh nhân loãng xương hoặc có nguy cơ loãng xương sẽ được phân loại giai đoạn để lựa chọn điều trị cho phù hợp. Bệnh nhân loãng xương tiền lâm sàng (chưa có biến chứng) thì không điều trị, dùng chế độ ăn gồm sữa và vitamin D. Bệnh nhân loãng xương mà không gãy, lựa chọn các chế phẩm gồm calci, vitamin D và biphosphonate cho bệnh nhân. Bệnh nhân loãng xương với gãy xương thì ngoài calci, vitamin D và biphosphonate sẽ phải kèm thêm cho bệnh nhân giảm đau. Với loãng xương có trước chủ trương điều trị dùng teriparitid và denosumab.

2.    Điều trị không dùng thuốc

Lấy điều trị dự phòng là nền tảng. Chiến lượng điều trị cho bệnh nhân gồm việc tối ưu hóa khối lượng xương đỉnh, giảm sự mất xương, chú ý ngăn ngừa té ngã có thể dẫn đến gãy xương.

2.1.    Điều trị các yếu tố nguy cơ

Một số yếu tố nguy cơ của bệnh nhân không thể điều chỉnh được như tiền sử gia đình, tuổi, giới tính, chủng tộc và các bệnh đi kèm. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ gây mắt xương có thể làm giảm đi và phòng ngừa bằng cách can thiệp sớm như: hút thuốc lá, chế độ ăn ít Calci, dinh dưỡng kém, bất động, nghiện rượu, và thiếu vitamin D. Và hiệu quả nhất trong việc phòng ngừa vẫn là phòng ngừa từ khi tuổi còn trẻ.

Duy trì lượng calci đầy đủ qua ăn uống là một biện pháp hữu hiện, rất cần thiết cho việc ngăn ngừa tình trạng calci bị di chuyển ra khỏi xương. Việc cung cấp calci phải đảm bảo lượng calci cần thiết hàng ngày được đề nghị cho từng lứa tuổi. Với người trên 50 tuổi, lượng calci cần thiết mỗi ngày lên tới 1.200 mg/ ngày.

Việc cung cấp calci ngoài dùng các chế phẩm, có thể bổ sung các sản phẩm có nhiều calci như sữa tươi, pho mát, sữa chua, nước trái cây như nước táo, nước cam, nước dứa, dừa tươi…; các loại rau củ: bông cải xanh, mù tạc xanh, ngũ cốc; thực phẩm nguồn gốc động vật như cá hồi, cá mòi, sò…

2.2.    Luyện tập thể dục

Lựa chọn chế độ luyện tập thể dục cho bệnh nhân có nguy cơ loãng xương và loãng xương phụ hợp như đi bộ, chạy bộ, khiêu vũ và leo cầu tháng giúp duy trì xương chắc khỏe, tăng sức cho cơ bắp, tạo sự cân bằng và giảm nguy cơ tế ngã. Cần đảm bảo việc luyện tập thể dục thể thao này của bệnh nhân là bền vững vì những lợi ích do thể dục mang lại sẽ mất nếu ngừng tập luyện

2.3.    Phòng ngừa té ngã

Việc phòng ngừa té ngã cần chú ý ở những bệnh nhân mắt kém, giảm thính giác, có dùng các thuốc ảnh hưởng tới việc giữ thăng bằng có nguy cơ gây té ngã như thuốc chống co giật, thuốc an thần gây ngủ, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc kháng cholinergic và corticosteroid, một số thuốc hạ áp, thuốc tim mạch.

3.    Điều trị dùng thuốc

3.1.    Calci và vitamin D

Chế độ ăn đầy đủ Calci và vitamin D là cần thiết cho việc phòng ngừa và điều trị loãng xương. Trong mọi phác đồ điều trị loãng xương, cần bổ sung thêm Calci và vitamin D theo nhu cầu của bệnh nhân. Nếu chế độ ăn không cung cấp đầy đủ thì phải cung cấp thêm dưới dạng thuốc.

Bổ sung calci dạng uống ở hàm lượng khoảng 1.000 mg/ ngày, người trên 65 tuổi sử dụng khoảng 1.500 mg/ ngày. Calci carbonat chứa khoảng 40% calci nguyên thủy và được sử dụng như nguồn bổ sung calci, nên sử dụng chung calci với thức ăn vì thiếu acid dịch vị sẽ không thể hấp thụ muối calci tốt. Tác dụng phụ của calci carbonat bao gồm phù và táo bón.

Calci phosphat ít gây táo bón và ít ảnh hưởng đến đường ruột so với calci carbonat.

Calci citrate chứa khoảng 24% calci nguyên tố, có xúc tác sinh học cao hơn calci carbonate và có thể cần một thời gian để có tác dụng 

Không nên sử dụng trên 2.500 mg calci/ ngày.

3.2.    Vitamin D

Với mọi người dưới 50 tuổi nên bổ sung 400 IU/ ngày còn người trên 50 tuổi nên dùng tới hàm lượng 800 IU/ ngày. Không nên dùng quá 2.000 IU vitamin D/ ngày

3.3.    Estrogen và SERM

Estrogen có khả năng ngăn ngừa mất xương và tăng mật độ xương, giảm hoạt động của những cytokins kích hoạt các tế bào hủy xương. Tuy nhiên, estrogen lại làm tăng nguy cơ ung thư vú vì vậy không sử dụng biện pháp này kéo dài hơn 6 tháng và chỉ dùng ở những bệnh nhân có chống chỉ định với các thuốc khác. Hơn nữa estrogen cũng chống chỉ định ở những phụ nữ có tiền sử thuyên tắc mạch.

3.4.    Biphosphonate

Là những thuốc có kết quả tốt nhất về lâm sàng, có thể dùng được cho cả nam và nữ và cũng dùng để ngăn ngừa loãng xương trong quá trình bệnh nhân sử dụng glucocorticoid, ngăn ngừa gãy xương đùi, xương đốt sống và điều trị loãng xương. Nhóm này gồm các thuốc như alendronat, risedronat, ibandronat, pamidronate…Biphosphonate tương đối an toàn tuy nhiên cần chú ý cho bệnh nhân phải ngồi hoặc đứng thẳng người 30 phút sau khi uống thuốc. Đồng thời Biphosphonate cũng không nên sử dụng cho bệnh nhân suy thận nặng (độ thanh lọc creatinin < 35 ml/ phút) do việc biphosphonate được bài tiết qua đường thận.

Trong quá trình điều trị, bác sỹ cũng cần phải theo dõi bệnh nhân, đánh giá sự tiến triển của loãng xương trên các tiêu chí như có dấu hiệu hoặc triệu chứng của gãy xương mới không, giảm chiều cao, biến dạng cột sống.. Việc theo dõi kết quả này cùng với quan sát chỉ số mật độ xương sẽ giúp cho việc lựa chọn hướng điều trị tối ưu nhất cho bệnh nhân

Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi bình luận đầu tiên của bạn.
Viết bình luận