LÀM GÌ KHI ACID URIC TĂNG VÀ CÓ DẤU HIỆU BỆNH GOUT

 

Acid uric có thể tăng cao sau bữa ăn chứa nhiều nhân purin dẫn đến tích lũy quá nhiều acid uric trong máu. Tình trạng này có thể không gây ra triệu chứng nhưng gây ảnh hưởng đến nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là bệnh gout. Cùng tìm hiểu cần làm gì khi acid uric tăng và có dấu hiệu bệnh gout trong bài viết dưới đây nhé.

1. Acid uric tăng gây ra nguy cơ gì?

Acid uric là sản phẩm chuyển hóa của nhân purin. Khi nồng độ acid uric trong máu tăng cao chúng kết tinh lại thành các tinh thể urat, lắng đọng ở các khớp gây ra cơn gout cấp.

Nguyên nhân acid uric tăng cao do tăng chuyển hóa nhân purin và giảm thải trừ qua thận.

- Uống nhiều bia rượu

- Chế độ ăn nhiều purin: nội tạng động vật, tôm cua, hải sản, đậu hạt các loại, nấm…

- Do các bệnh lý làm phá hủy tế bào quá mức: lơ xê mi, các bệnh lý ác tính, vẩy nến,..

- Do thuốc: nhiều thuốc có thể làm tăng acid uric như corticoid, thuốc lợi tiểu (furosemid), aspirin, thuốc chống lao (Ethambutol, Pyrazinamid)...

- Nếu không được điều trị sớm, nồng độ acid uric cao có thể gây tổn thương xương, khớp và các mô dẫn đến bệnh tim, thận.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh gout

Khi nồng độ acid uric tăng cao trong thời gian dài dẫn đến tích tụ các tinh thể urat gây các cơn đau khớp.

Hình ảnh sự tích lũy tinh thể urat trong khớp

Khớp đau đột ngột, dữ dội: thường đau ở các khớp lớn ( mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay, cổ tay, ngón tay). Có thể xuất hiện cơn đau dữ đội từ 4-12 giờ đầu sau khi khởi phát.

Đau âm ỉ, kéo dài: sau khi kết thúc đợt cấp, bệnh nhân sẽ có biểu hiện đau âm ỉ, cơn đau kéo dài vài ngày hoặc vài tuần.

Khớp viêm và sưng tấy: các khớp bị ảnh hưởng có biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau.

Khi gout tiến triển bệnh nhân khó vận động, khó di chuyển do các cơn đau khớp.

3. Nên làm gì khi có dấu hiệu bệnh gout

Khi có các dấu hiệu bất thường, cần đến viện để thăm khám sớm và thực hiện các xét nghiệm lâm sàng, cận lâm sàng để đưa ra kết quả chính xác.

Các xét nghiệm Gout cơ bản:

- Xét nghiệm nồng độ acid uric máu: Là xét nghiệm phổ biến được thực hiện để kiểm tra nồng độ acid uric trong máu của bệnh nhân.

- Xét nghiệm nồng độ acid uric niệu 24 giờ: được chỉ định khi bệnh nhân có nguy cơ mắc gout cao, vì acid uric được đào thải qua nước tiểu.

- Xét nghiệm dịch khớp: để kiểm tra mức độ tổn thương của các khớp nếu có dấu hiệu nghi ngờ.

Ngoài ra các xét nghiệm khác như: chụp X quang, chụp CT các khớp, siêu âm..

Các xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng

4. Phòng ngừa bệnh gout

Để ngăn chặn các triệu chứng đau do gout và tăng acid uric, chỉ cần thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống, sinh hoạt có thể phòng ngừa gout.

Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự uống uống khi chưa được kê toa.

Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày với tần suất 5 ngày/ tuần là cách để phòng ngừa cơn gout hiệu quả.

Duy trì cân nặng khỏe mạnh không chỉ ngăn ngừa cơn gout cấp mà còn hạn chế tổn thương, thoái hóa khớp.

Hạn chế ăn các thực phẩm: hải sản, nội tạng, thịt đỏ ( trâu, bò, dê..) vì chứa nhân purin là nguyên nhân tăng acid uric.

Hạn chế rượu bia: Theo các chuyên gia, các thức uống chứa cồn có thể ức chế khả năng bài tiết acid uric của cơ thể, làm tăng acid uric máu.

Bổ sung nhiều rau xanh, các thực phẩm đào thải acid uric: rau xanh, trái cây, thịt trắng, các loại ngũ cốc.

Nếu cần tư vấn thêm vui lòng để lại thông tin dưới đây hoặc liên hệ ngay hotline 1800234555 để được chuyên gia tư vấn cụ thể cho bạn nhé.

Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi bình luận đầu tiên của bạn.
Viết bình luận