Tên quốc tế: Chymotrypsin
Loại thuốc: Enzym thủy phân protein trợ giúp phẫu thuật
Biệt dược gốc: ALPHACHYMOTRYPSIN
1. Dạng thuốc và hàm lượng
- Chứa ít nhất 5 microkatal Chymotrypsin trong 1 mg. Chứa ít nhất 1.000 đơn vị Chymotrypsin USP trong 1 mg, tính theo dạng khô.
- Bột chymotrypsin để pha dung dịch dùng trong nhãn khoa: 300 đơn vị USP (catarase). Chymotrypsin vô khuẩn dùng cho mắt, sau khi pha có pH 4,3 - 8,7.
- Bột chymotrypsin 5.000 đơn vị USP để pha tiêm.
- Viên nén 21 microkatal.
2. Chỉ định điều trị
Chymotrypsin dùng hỗ trợ trong phẫu thuật đục thủy tinh thể để lấy bỏ nhân mắt dễ dàng. Dùng trong điều trị phù nề sau chấn thương hoặc sau mổ
3. Chống chỉ định
- Quá mẫn với chymotrypsin hoặc bất kỳ thành phần nào của chế phẩm.
4. Thận trọng
- Vì khả năng gây mất dịch kính, nên không khuyến cáo dùng chymotrypsin trong phẫu thuật đục nhân mắt ở người bệnh dưới 20 tuổi. Không dùng chymotrypsin cho người bệnh tăng áp suất dịch kính và có vết thương hở hoặc người bệnh đục nhân mắt bẩm sinh.
5. Liều lượng, cách dùng
- Trong nhãn khoa:
Cách dùng: Trước khi rạch, thường làm giãn đồng tử bằng một thuốc giãn đồng tử thích hợp; có thể gây tê hoặc gây mê. Sau khi rạch, cho nhỏ chymotrypsin vào hậu phòng mắt. Phải pha chymotrypsin đông khô dùng cho mắt thành dung dịch theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Liều lượng:
Sau khi rạch giác - củng mạc hoặc giác - củng - kết mạc, tƣới hậu phòng mắt bằng 1 - 2 ml dung dịch chymotrypsin chứa 150 đơn vị/ml (1: 5.000) hoặc 75 đơn vị/ml (1: 10.000). Khi đã cắt bỏ mống mắt hoặc mở mống mắt và đặt mũi khâu, chờ 2 - 4 phút rồi tƣới hậu phòng ít nhất bằng 2 ml dịch pha loãng hoặc dung dịch natri clorid 0,9%. Nếu các dây chằng vẫn còn nguyên vẹn, có thể tƣới thêm 1 - 2 ml dung dịch chymotrypsin qua lỗ cắt mống mắt; chờ thêm 2 - 4 phút, lại tƣới hậu phòng ít nhất bằng 2 ml dịch pha loãng hoặc dung dịch natri clorid 0,9%. Sau đó thử lấy nhân mắt ra. Nói chung, nếu dùng dung dịch chymotrypsin loãng hơn thì phải tăng thể tích, và kéo dài thời gian chờ đợi. Nồng độ và thể tích các dung dịch có thể thay đổi theo kinh nghiệm để đạt hiệu quả tối ưu.
- Ðiều trị phù nề sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật:
Ðể điều trị phù nề sau chấn thƣơng hoặc sau phẫu thuật và để giúp làm lỏng các dịch tiết ở đƣờng hô hấp trên, có thể dùng chymotrypsin tiêm bắp với liều 5.000 đơn vị USP, 1 đến 3 lần mỗi ngày, hoặc có thể dùng đƣờng uống: nuốt 2 viên (21 microkatal), 3 đến 4 lần mỗi ngày; hoặc ngậm dƣới lƣỡi 4 - 6 viên mỗi ngày chia làm nhiều lần (phải để viên nén tan dần dưới lưỡi).
6. Tác dụng không mong muốn
- Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất của chymotrypsin là tăng nhất thời nhãn áp do các mảnh vụn dây chằng bị tiêu hủy làm tắc mạng bó dây.
- Dùng trong nhãn khoa, có thể gặp phù giác mạc, viêm nhẹ màng bồ đào. Chymotrypsin có tính kháng nguyên, nên sau khi tiêm bắp, đôi khi có các phản ứng dị ứng nặng.