BỆNH GOUT - YẾU TỐ NGUY CƠ

Bệnh gút là tình trạng các tinh thể urate tích tụ trong khớp, gây ra tình trạng viêm và đau dữ dội. Tinh thể muối urate được hình thành khi nồng độ axit uric cao trong máu. Nguyên nhân gốc của việc tăng acid uric trong máu là do quá trình chuyển hóa purin của cơ thể bị bất thường do nhiều yếu tố.


1.    YẾU TỐ GÂY TĂNG ACID URIC
a. Chế độ ăn: Chế độ ăn. Ăn một chế độ ăn nhiều thịt và hải sản như gan, thận, tôm, cua, trứng nấm, … và uống đồ uống có đường với trái cây (fructose) làm tăng nồng độ axit uric, làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút. Tiêu thụ rượu, đặc biệt là bia, cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút.
b. Béo phì: Nếu bạn thừa cân, cơ thể sẽ sản xuất nhiều axit uric hơn và thận sẽ phải làm việc nhiều hơn để đào thải axit uric ra ngoài. Vì vậy, thận cũng có nguy cơ bị suy giảm chức năng.
c. Yếu tố sức khỏe: Các bệnh nhân mắc các chứng huyết áp cao, bệnh tiểu đường, rối loạn chuyển hóa và các bệnh về tim và thận cũng làm giảm chức năng thải trừ axid uric dẫn tới nguy cơ tăng nồng độ acid uric trong máu.
d. Thuốc sử dụng: Việc sử dụng thuốc lợi tiểu thiazide - thường được sử dụng để điều trị tăng huyết áp - và aspirin liều thấp cũng có thể làm tăng nồng độ axit uric.
e. Tiền sử gia đình: Nếu các thành viên khác trong gia đình từng bị bệnh gút, khả năng mắc bệnh gout cũng sẽ tăng lên.
f.  Yếu tố tuổi và giới tính: Bệnh gút xảy ra thường xuyên hơn ở nam giới, do nữ giới có nồng độ axit uric thông thường thấp hơn. Tuy nhiên, sau khi mãn kinh, nồng độ axit uric của phụ nữ tiếp cận với nam giới. Đàn ông cũng có nhiều khả năng và yếu tố nguy cơ để phát triển bệnh gút sớm hơn - thường là trong độ tuổi từ 30 đến 50 - trong khi phụ nữ thường phát triển các dấu hiệu và triệu chứng sau khi mãn kinh.
g. Mới chấn thương hoặc sau phẫu thuật

2.    CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH GOUT
Thay đổi thói quen là cách hiệu quả để có thể điều trị dứt điểm bệnh Gout
Dùng thuốc điều trị theo đúng chỉ định y khoa
Tập thể dục hàng ngày
Duy trì cân nặng hợp lý
Chế độ ăn uống lành mạnh

(xem thêm: Cơ chế bệnh sinh bệnh Gout)
3.    BIỆN PHÁP CHẨN ĐOÁN GOUT
Bệnh gout thường rất khó để chẩn đoán chính xác vì các triệu chứng gần giống với các bệnh khác.
Các biện pháp chẩn đoán được áp dụng bao gồm:
•    Hỏi bệnh sử
•    Khám lâm sàng
•    Xét nghiệm cận lâm sàng:

Xét nghiệm máu để đo nồng độ acid uric trong máu
Chọc hút dịch khớp tìm tinh thể acid uric
Chụp X-quang khớp
Siêu âm khớp
Chụp CT scanner khớp

4.    NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ BỆNH GOUT
Điều trị viêm khớp trong cơn gout cấp.
Dự phòng tái phát cơn gout, dự phòng lắng đọng urat trong các mô và dự phòng biến chứng thông qua điều trị hội chứng tăng acid uric máu với mục tiêu kiểm soát acid uric máu dưới 360 mmol/l (60 mg/l) với gout chưa có nốt tophi và dưới 320 mmol/l (50 mg/l) với gout có nốt tophi.
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG SINH HOẠT: 
•    Ăn thịt không quá 150 gram mỗi ngày.
•    Không uống rượu, cần giảm cân, tập luyện thể dục thường xuyên.
•    Uống nhiều nước, khoảng 2-4 lít nước mỗi ngày
•    Tránh các thuốc làm tăng acid uric máu, tránh các yếu tố làm khởi phát cơn gout cấp Điều trị ngoại khoa:
Phẫu thuật cắt bỏ nốt tophi được chỉ định trong trường hợp:
•    Gout kèm biến chứng loét
•    Bội nhiễm nốt tophi
•    Nốt tophi kích thước lớn, ảnh hưởng đến vận động hoặc vì lý do thẩm mỹ
ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA
•    Thuốc kháng viêm: dùng trong giai đoạn cơn gout cấp để giảm viêm
•    Thuốc giảm acid uric máu: dùng trong giai đoạn mãn tính để tránh tái phát cơn gout cấp

 

_________

Để nhận tư vấn về sản phẩm và đặt hàng, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM FYKOFA

Hotline: 1800 234 555 (Miễn phí)
Email: info@fykofa.com
Website: www.fykofa.com
Fanpage: www.fb.com/duocphamFYKOFA

 

Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi bình luận đầu tiên của bạn.
Viết bình luận