Gout trước đây được xem là bệnh nhà giàu, bệnh của vua chúa vì có liên quan đến chế độ ăn uống của lối sống xa hoa.
Tuy nhiên với cuộc sống hiện đại, bệnh gout xuất hiện ngày càng nhiều, không kể “giàu-nghèo”, đồng thời bệnh cũng gây nhiều phiền toái và mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Vì vậy chúng ta cần biết được nguyên nhân gây bệnh để từ đó phòng tránh, cùng dược sĩ FYKOFA tìm hiểu vấn đề này nhé !
BỆNH GOUT LÀ GÌ?
Bệnh gout còn có tên gọi khác là bệnh gút hay bệnh thống phong. Đây là một loại viêm khớp, thường gặp ở nam giới. Nhất là những người ở độ tuổi trung niên. Bệnh liên quan đến lượng axit uric bị tích tụ trong máu cao.
Khi bị mắc bệnh gout, các khớp sẽ bị sưng đỏ và đau. Nhất là các khớp ở ngón chân cái. Tuy nhiên, các khớp ở đầu gối, mắt cá chân, bàn chân cũng có thể bị đau. Ngoài ra, có một số người bị đau các khớp ở tay như: bàn tay, cổ tay, khuỷu tay.
BỆNH GOUT XUẤT HIỆN THEO CÁCH NÀO?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh gout do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó phải kể đến 10 nguyên nhân sau đây:
1. Do di truyền và cơ địa: Nếu trong gia đình có bố mẹ mắc bệnh gout thì con cái có nguy cơ mắc bệnh tăng lên 20%. Những bệnh nhân này có quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng nhiều gây tăng acid uric. Đây còn gọi là bệnh gout nguyên phát.
2. Do giới tính: Thực tế, nam giới có nguy cơ bị bệnh gout cao hơn nữ giới. Nguyên nhân là do nam giới có lối sống, chế độ ăn uống không điều độ. Nam giới thường ăn những đồ ăn nhiều chất đạm, giàu purin, rượu, bia, thuốc lá.
3. Người bị bệnh gout thường do uống nhiều thức uống chứa cồn gây ra. Nước uống có cồn (đặc biệt là bia) sẽ làm rối loạn chuyển hoá axit uric máu gây nên bệnh gout. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có tới 75-84% bệnh nhân bị gout là do uống rượu bia thường xuyên trung bình từ 7-10 năm gây ra.
4. Béo phì: Những người thừa cân, béo phì sẽ có nguy cơ mắc bệnh gout cao gấp 5 lần so với người bình thường. Bởi hàm lượng axit uric trong máu cao, nhưng khả năng đào thải lại thấp.
5. Do sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày gây ra. Theo nghiên cứu, có một số loại thuốc như: Thuốc lợi tiểu Thiazid, thuốc trị bệnh Parkinson, thuốc aspirin,… sẽ làm giảm thải trừ axit uric qua thận, gây rối loạn chuyển hóa axit uric và gây ra bệnh gout.
6. Việc dùng sử dụng nhiều thực phẩm chế biến sẵn, chế độ ăn nhiều purin cũng dễ khiến bạn bị mắc bệnh gout.
7. Cơ thể bị nhiễm quá nhiều chì tăng nguy cơ nhiễm gout gây rối loạn chuyển hoá axit uric trong máu.
8. Cơ thể tăng axit uric do liên quan tới một số bệnh rối loạn chuyển hóa khác: Bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu,…
9. Những người phải cấy ghép các cơ quan trên cơ thể có nguy cơ bị gout nhiều hơn những người bình thường.
10. Uống vitamin có chứa niacin cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc gout.
MỘT SỐ LƯU Ý GIÚP BẠN CÓ THỂ PHÒNG TRÁNH BỆNH GÚT
Để phòng và tránh bệnh gút, các bạn nên:
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
- Nếu bạn đang thừa cân hay béo phì thì việc giảm cân qua ăn uống lành mạnh và thường xuyên hoạt động thể chất là điều rất quan trọng. Nghiên cứu cho thấy giảm cân có thể làm giảm nồng độ acid uric và giảm xuất hiện các cơn gút cấp.
- Nếu bạn nghiện rượu, bạn nên giảm hoặc ngưng hoàn toàn. Uống nhiều bia hoặc rượu mạnh làm tăng cơ hội mắc bệnh gút. Cụ thể, việc uống rượu nhiều sẽ làm sản sinh Acid lactic. Acid lactic sẽ tranh chấp đào thải với Acid uric, làm cho lượng Acid uric không thể thoát ra ngoài hoặc thoát với khối lượng không đủ.
- Bạn nên uống ít nhất 2-3 lít nước mỗi ngày vì nó giúp hoà tan acid uric trong cơ thể và loại bỏ theo đường tiết niệu ra ngoài. Ăn thực phẩm có nhiều purin (như cá cơm, cá mòi, ngỗng,…) cũng có thể gây tăng Acid uric.
- Những người ăn nhiều hải sản và thịt (đặc biệt là thịt nội tạng như gan, thận, não, tim) cũng có nguy cơ mắc bệnh gút.
- Ngoài ra, ở lứa tuổi 30 trở lên, nên tránh những thay đổi đột ngột của cơ thể, như đang nóng mà tắm nước lạnh, sốc cơ thể … có thể sẽ là tác nhân để sự chuyển hoá từ Acid uric thành muối Urat diễn ra.
Trên đây là những chia sẻ xung quanh nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh Gout. FYKOFA hi vọng đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc.