Tên quốc tế: Adrenaline hoặc tên khác là Epinephrine
Loại thuốc: Thuốc cấp cứu và giải độc
1. Dạng thuốc và hàm lượng
Adrenalin (Epinephrine) 1mg/ ml (1: 1000) thường dùng dạng tiêm. Mỗi 1ml dung dịch chứa 1mg Adrenalin (Epinephrine) dưới dạng hoạt chất Adrenaline Acid Tartrate.
2. Chỉ định điều trị
- Cấp cứu shock phản vệ
- Cấp cứu ngừng tim đột ngột (trừ ngừng tiêm do rung tâm thất)
- Hen phế quản (hiện nay ít dùng vì đã có nhóm kích thích chọn lọc trên thụ thể beta 2)
- Dùng tại chỗ để cầm máu niêm mạc, trị viêm mũi, viêm mống mắt
- Phối hợp với thuốc tê để tăng cường tác dụng của thuốc tế
- Việc thực hiện tiêm adrenalin do các bác sỹ có kinh nghiệm thực hiện
3. Chống chỉ định
- Người bệnh bị gây mẹ bằng cyclopropan, halothan hay các thuốc mê nhóm halothan vì có thể gây ra rung thất
- Người bị bệnh cường giáp chưa điều trị ổn định
- Người bị bệnh tim mạch nặng, tăng huyết áp
- Người bệnh bí đái do tắc nghẽn
- Người bệnh bị Glaucom góc đóng, người có nguy cơ bị Glaucom góc đóng.
4. Thận trọng
- Cấm tuyệt đối tiêm adrenalin chưa được pha loãng vào tĩnh mạch
- Người bệnh quá nhạy cảm với adrenalin, nhất là với những người bị cường giáp
- Người bệnh mắc các bệnh tim mạch như thiếu máu cục bộ cơ tim, loạn nhịp hay nhịp nhanh, bệnh mạch máu có tắc nghẽn như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, phình động mạch. Đau ngực ở người bệnh đã có cơ đau thắt ngực
- Người bị đái tháo đường hay người bị Glaucom góc đóng
- Người đang dùng glycosid tim, quinidin, thuốc chống trầm cảm 3 vòng
5. Thời kỳ mang thai
Adrenalin đi qua nhau thai và vào vòng tuần hoàn thai nhi với một lượng rất ít. Người ta cho rằng nó có tác dụng gây dị dạng thai nhi ở người.
6. Thời kỳ cho con bú
Adrenalin được coi là an toàn đối với người cho con bú
7. Liều lượng, cách dùng
- Tiêm bắp, tiêm dưới da. Adrenalin tiêm bắp hấp thu nhanh hơn tiêm dưới da trong sốc phản vệ. Tiêm tĩnh mạch chỉ dành cho trường hợp tối cấp
- Dùng theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc.
- Liều thông thường 1mg/ lần. Tối đa 2mg/ 24h
8. Tương tác
- Adrenalin và các thuốc chẹn beta: Adreanlin khi dùng cùng với các thuốc chẹn beta không chọn lọc như propranolon sẽ làm tác dụng tăng huyết áp của adrenalin tăng lên một cách đáng kể. Có thể xảy ra phản ứng tăng huyết áp và/ hoặc chậm nhịp tim đáng kể, nguy hiểm tới tính mạng
- Adrenalin và các thuốc ức chế monomin oxidase (IMAO): Tác dụng làm tăng huyết áp của adrenalin có thể không thay đổi hoặc chỉ thay đổi ít ở người bệnh có dùng thuốc ức chế MAO.
- Adrenalin và các thuốc gây mê: Người bệnh bị gây mê bằng các thuốc mê bay hơi (cyclopropan, enfluran, halothan, isofluran, fluroxen, methoxyfluran, diethyl ether) có nguy cơ bị loạn nhịp tim nếu dùng adrenalin, trừ khi với liều rất nhỏ.
- Adrenalin và các alkaloid của Rauwolfia: Khi có các alkaloid của Rauwoffia thì tác dụng tăng huyết áp của adrenalin hơi tăng lên.
- Adrenalin và các thuốc chống trầm cảm ba vòng: Người bệnh được điều trị bằng thuốc chống tràm cẩm ba vòng có đáp ứng rất mạnh khi được tiêm adrenalin (tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim…). Ngay các thuốc gây tê tại chỗ có adrenalin cũng không nên dùng cho những người bệnh này.
Thường gặp (tỉ lệ gặp ADR > 1/100)
- Toàn thân: Nhức đầu, mệt mỏi, đổ mổ hồi
- Tim mạch: Nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, hồi hộp
- Thần kinh: Run, lo âu, chóng mặt
- Tiêu hóa: Tiết nhiều nước bọt
Ít gặp (tỉ lệ gặp ADR > 1/1000)
- Tim mạch: Loạn nhịp thất
- Tiêu hóa: Kém ăn, buồn nôn, nôn
- Thần kinh: Sợ hãi, bồn chồn, mất ngủ, dễ kích thích
- Tiết niệu sinh dục: Đái khó, bí đái
- Hô hấp: Khó thở
Hiếm gặp (tỉ lệ gặp ADR < 1/1000)
- Tim mạch: Xuất huất não, phù phổi (do tăng huyết áp), hoại thư (do co mạch), loạn nhịp tim, đau thắt ngực, tụt huyết áp, chóng mặt hoa mắt, ngất xỉu, ngừng tim, hoạt tử mô (do adrenalin thoát ra ngoài mạch máu khi tiêm)
- Thần kinh: Lú lẫn, rối loạn tâm thần
- Chuyển hóa: rối loạn chuyển hóa, nhất là chuyển hóa glucose
Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc
10. Quá liều và xử trí
Do các tác dụng có hại của adrenalin tồn tại rất ngắn vì adrenalin bị khử hoạt rất nhanh trong cơ thể, nên việc điều trị các phản ứng ngộ độc ở người bệnh nhạy cảm với thuốc hay do dùng quá liều chủ yếu là điều trị hỗ trợ.
Tiêm ngay thuốc có tác dụng chẹn alpha (phentolamin), sau đó tiêm thuốc có tác dụng chẹn beta (propranalol) để chống lại các tác dụng gây co mạch và loạn nhịp của adrenalin. Có thể dụng thuốc có tác dụng gây giãn mạch nhanh (glycerin trinitrat).