Viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh khá phổ biến, hay gặp ở nam giới nhiều hơn 4 lần so với gập ở nữ giới, thường gặp 12 – 14% các bệnh nội khoa và 16% trong tổng số các ca phẫu thuật của một năm. Hàng năm trung bình có khoảng 50% người bị loét có đợt đau phải điều trị và trong đợt tiến triển có những biến chứng nguy hiểm như chảy máu, thủng, hẹp… Và điều đặc biệt nguy hiểm dù có phẫu thuật cấp cứu tỷ lệ tử vong vẫn khá cao (chiếm khoảng 22%).
Thông thường trong những đợt tiến triển, mỗi đợt đau có thể kéo dài vài ngày hoặc 2 – 3 tuần lễ rồi tự nhiên hết. Nhưng cũng có tới 10 – 20% trường hợp xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
Vậy biến chứng của viêm loét dạ dày gồm những khả năng nào? Dấu hiệu của các biến chứng đó là gì?
1. Xuất huyết tiêu hóa
Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch vào đường tiêu hóa và thải ra ngoài bằng cách nôn ra máu hay đi ngoài ra máu. Đây là cấp cứu nội hay ngoại khoa thường gặp nhất của viêm loét dạ dày tá tràng nói chung và một số bệnh khác nói riêng.
Xuất huyết tiêu hóa chiếm 15% trường hợp, thường gặp trong loét tá tràng và ở người trên 60 tuổi.
Biến chứng xuất hiện khi bệnh nhân đột nhiên có cảm giác khó chịu, mệt muốn xỉu, khát nước, vã mồ hôi lạnh, có dấu hiệu shock, đôi khi nôn ra máu và sau đó mới đi ngoài phân đen. Tuy nhiên, có tới khoảng 20% bệnh nhân không có biểu hiện trên.
Khi phát hiện xuất huyết tiêu hóa, cần xử trí ngay và sớm đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế để tránh các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
2. Thủng
Thủng hoặc Rò ổ loét gây viêm phúc mạc toàn bộ hoặc cục bộ chiếm khoảng 6 – 7% trường hợp thủng xảy ra trong loét tá tràng, tỷ lệ tử vong ít hơn thủng dạ dày 3 lần.
Triệu chứng: Bệnh nhân bị thủng dạ dày có triệu chứng đau như dao đâm ở vùng hông sườn phải, nôn mửa và không trung tiện được. Ban đầu, mạch và huyết áp ổn định nhưng sau đó thở nông, rồi xuất hiện trạng thái shock với dấu hiệu viêm phúc mạc. Khi khám bụng thấy có dấu hiệu co cơ đề kháng tại chỗ, vài giờ sau có hiện tượng đau lan tỏa khắp bụng, có khi chói lên 2 bờ vai, 2 cơ thẳng bụng nổi rõ lên, sờ nắn thấy có dấu hiệu bụng gỗ.
Thủng dạ dày sau 12h có hiện tượng bụng căng trướng, bệnh nhân rơi vào trạng thái nhiễm trùng, nhiễm độc dẫn đến không can thiệp được nữa, bệnh nhân sẽ chết sau 3 ngày. Với trường hợp thủng màng bụng tự do, các triệu chứng khá dễ nhận biết và chẩn đoán.
Ngược lại, với trường hợp thủng vào màng bụng có vách ngăn thường khó chẩn đoán hơn, hay xảy ra ở các trường hợp loét mạn tính, biểu hiện bằng những triệu chứng và dấu hiệu của một áp-xe dưới cơ hoành do thủng dạ dày hoặc biểu hiện của viêm tụy do thủng tá tràng.
3. Hẹp môn vị
Hẹp môn vị thường gặp ở các ổ loét hành tá tràng, chiếm khoảng 1 – 2% bệnh nhân.
Nguyên nhân của hẹp môn vị do co thắt, viêm và phù quanh ổ loét hoặc co rút do lên sẹo, viêm quanh tạng.
Triệu chứng: lúc đầu, bệnh nhân đau thay đổi tính chất và trở nên liên tục, bệnh nhân thường nôn ra thức ăn hôm trước. Khám bụng thấy có dấu hiệu óc ách, sóng vỗ lúc đói. Hút dạ dày lúc đói sẽ có được một lượng dịch dạ dày khoảng 50 – 100ml lẫn những mảnh vụn thức ăn.
4. Ung thư hóa
Ung thư hóa hay gặp ở các ổ loét bờ cong nhỏ, môn vị hoặc tiền môn vị. Có tới 90% loét dạ dày bờ cong nhỏ đều có khả năng hóa ung thư.
Các dấu hiệu nghi ngờ ác tính:
+ Dấu hiệu lâm sàng và X-Quang tồn tại sau nhiều tuần lễ điều trị
+ Đau liên tục
+ Luôn luôn có dấu hiệu ẩn máu trong phân
+ Vô acid dịch vị.
Người ta xác định chính xác ung thư hóa: nội soi và sinh thiết.
Việc ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của viêm loét dạ dày tá tràng là một mục tiêu điều trị của viêm loét dạ dày tá tràng. Những biến chứng này ảnh hưởng rất lớn tới bệnh nhân và là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do viêm loét dạ dày tá tràng. Vì vậy, việc điều trị triệt để các đợt cấp của viêm loét dạ dày tá tràng cũng như tăng cường có yếu tố bảo vệ dạ dày là điều vô cùng cần thiết.
Để nhận tư vấn về sản phẩm và đặt hàng, vui lòng liên hệ: Mua hàng tại: Sản phẩm Dạ dày FYKOFA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM FYKOFA Hotline: 1800 234 555 (Miễn phí) |