Chế độ sinh hoạt hợp lý cho bệnh nhân GOUT

Khi mắc Gout, chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý là yếu tố quan trọng nhất trong việc điều trị dứt điểm Gout. Vậy người mắc Gout nên ăn gì và không nên ăn gì?
1. Chế độ ăn với người bị gout
Những thức ăn không có lợi cho bệnh nhân:


+ Tránh các thực phẩm giàu đạm có hàm lượng purin cao như: phủ tạng động vật (lách, gân, thận, dạ dày, lưỡi..).

+ Tránh sử dụng đồ uống có gas, nước ngọt vì chứa nhiều đường fructose là yếu tố làm khởi phát bệnh gout.
+ Hạn chế các loại thịt đỏ (thịt cừu, trâu, bò, lợn, chó, dê…), các loại hải sản (tôm, cua, cá béo, động vật vỏ cứng);

+ Hạn chế đạm thực vật như các loại đâu ăn cả hạt: đậu Hà lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh
+ Giảm các loại thực phẩm giàu chất béo no như: mỡ, da động vật, thức ăn chiên, rán, quay..
+ Kiêng đồ uống có cồn (rượu, bia…) và các thứ có tính chất kích thích như ớt, muối ăn, cà phê….
Những thức ăn có lợi cho bệnh nhân gout


+ Cần ăn nhiều rau xanh, hoa quả không chua, các thực phẩm giàu chất xơ, nhiều vitamin C, giàu beta caroten và vitamin E như: vitamin C trong rau ngót, cần tây, rau muống, cà chua… Beta caroten trong cà rốt, gấc, bí đỏ, chuối tiêu chín, đu đủ chín…
+ Người bị bệnh gout nên uống nhiều nước (2-3 lít/ ngày), nên uống các loại nước khoáng không gas có độ kiềm cao giúp đào thải acid uric và hạn chế kết tinh urat tại ống thận

(xem thêm: DẤU HIỆU CƠ BẢN NHẬN BIẾT ĐỘT QUỴ -BEFAST)
2. Chế độ sinh hoạt với người bị gout
- Giữ mức cân nặng hợp lý, giảm cân ở người béo phì
- Vận động nhẹ nhàng, vừa sức. Tập luyện nhẹ nhưng thường xuyên
- Tránh làm việc nặng, quá sức hoặc luyện tập thể thao cường độ mạnh. Tránh những nguy cơ xảy ra chấn thương
- Giữ ấm cơ thể, tránh lạnh.
- Giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng (stress là một trong các yếu tố gây khởi phát cơn gout cấp)

3. Chế độ trong cơn gout cấp
- Chườm lạnh bằng túi chườm trên chỗ khớp bị sung phồng.
- Nghỉ ngơi, hạn chế vận động khi khớp sưng, đau

Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi bình luận đầu tiên của bạn.
Viết bình luận