THIỂU NĂNG TUẦN HOÀN NÃO MẠN TÍNH- QUAN ĐIỂM HIỆN ĐẠI

Thiểu năng tuần hoàn não (TNTHN) là khái niệm do các nhà khoa học Nhật bản đề xuất vào những năm 1990, dung để miêu tả tình trạng giảm lưu lượng máu não dẫn tới rối loạn chức năng não. Hiện tượng này thường kéo dài ít nhất 2 tháng.

Thiểu năng tuần hoàn não (TNTHN) bao gồm 2 dạng: Dạng cấp tính và mạn tính; Trường hợp cấp tính ví dụ như: đột quỵ não, cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua; Theo các nhà nghiên cứu lâm sang, các triệu chứng của TNTHN: chóng mặt, đau đầu, có thể hồi phục triệt để khi lưu thông máu não được cải thiện. Trong khi đó trường hợp TNTHN mạn tính là tình trạng giảm lưu lượng máu não kéo dài, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới đột quỵ, SUY GIẢM NHẬN THƯC  hoặc MẤT TRÍ NHỚ. Hiện nay, TNTHN cấp tính được phân loại và điều trị theo tổn thương thực tế, còn THTHN mạn tính được gọi chung là TNTHN.

CÁC YẾU TỐ - NGUYÊN NHÂN CỦA THIỂU NĂNG TUẦN HOÀN NÃO

  • Yếu tố mạch máu não: việc thay đổi tình trạng của mạch máu não liên quan nhiều tới bệnh lý, chủ yếu bao gồm co thắt mạch máu, hẹp hoặc tác trong hệ thống động mạch đốt sống, hoặc động mạch cảnh thứ phát gây ra bởi yếu tố xơ vữa đông mạch; viêm mạch, bệnh moya – moya, dị tật động – tĩnh mạch; Theo báo cáo lâm sàng của các nhà khoa học Trung quốc, ước tính tại nước này có đến 33%-50% các ca đột quy, hơn 50% ca thiếu máu cục bộ thống qua là do Xơ vữa động mạch. Hơn nữa, trên những bệnh nhân này tỉ lệ đột quỵ tái phát  cao tới 25-30% trong vòng 2 năm sau lần đột quỵ đầu tiên.
  • Yếu tố tim mạch: tăng hoặc giảm huyết áp kéo dài, giảm tưới máu não do suy tim hoặc loạn nhịp tim
  • Yếu tố do các bệnh lý hệ thống: Hội chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ (OSAHS), rối loạn thông khí phổi tắc nghẽn mạn tính, thiếu máu, rối loạn công thức máu, ngộ độc CO mạn tính, tiểu đường, hút thuốc lá, béo phì,…

CƠ CHẾ BỆNH LÝ

THTHN ngày càng được công nhận là một dấu hiệu cảnh báo, có thể dẫn tới một loạt các thiếu hụt thần kinh đặc biệt là HỦY HOẠI THẦN KINH và SUY GIẢM NHẬN THỨC.

Có rất nhiều thay đổi bệnh lý cần được chú ý trong quá trình suy giảm Tuần hoàn não như

  • Teo vỏ não,
  • Thoái hóa tế bào thần kinh
  • Tổn thương chất tráng
  • Tăng sinh tế bào thần kinh đệm
  • Tăng biểu hiện các yếu tố viêm
  • Tăng lắng đọng Aβ

Ngoài ra, những thay đổi đột ngột trong các chất dẫn truyền thần kinh khác nhau như acetylcholine (Ach), norepinephrine, serotonin và axit gamma amino butyric (GABA) đã được chứng minh là các đặc trưng tương đối ở các mô hình động vật nghiên cứu TNTHN. Những thay đổi nói trên có thể là nguyên nhân gây ra các rối loạn chức năng thần kinh, dẫn đến các biểu hiện lâm sàng liên quan.

(Xem bài: CÁC THAY ĐỔI BỆNH LÝ LIÊN QUAN TỚI THIỂU NĂNG TUẦN HOÀN NÃO - BẰNG CHỨNG KHOA HỌC HIỆN ĐẠI)

TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN THTHN

Các tiêu chuẩn chẩn đoán cho TNTHN chủ yếu bao gồm

(i) trên 45 tuổi,

(ii) triệu chứng rối loạn chức năng não mạn tính, trong ít nhất 2 tháng;

(iii) có tồn tại các yếu tố liên quan đến xơ vữa động mạch não;

(iv) chẩn đoán hình ảnh và siêu âm xác định có hẹp hoặc tắc động mạch, nhồi máu và thoái hóa myelin.

PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ TNTHN

1. Kiểm soát các yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, tăng lipid máu, vv;

2. Sử dụng thuốc ức chế tiểu cầu và thuốc chống đông máu, chẳng hạn như aspirin và / hoặc clopidogrel;
3. Thuốc giãn mạch: phổ biến nhất là các thuốc chẹn kênh calci, như flunarizine và nimodipine;
4. Y học cổ truyền: thuốc Yangxue Qingnao và các chế phẩm từ lá bạch quả, vv, để cải thiện vi tuần hoàn;

5. Can thiệp phẫu thuật: cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh hoặc đặt stent được cân nhắc khi mức độ chít hẹp động mạch lên tới 70%;

6. Điều trị không dùng thuốc: điều hòa thiếu máu cục bộ từ xa (RIC).

Phòng bệnh

1. Chế độ ăn uống hợp lý với rau tươi, trái cây, cá, nấm, và rượu vang đỏ, v.v.;

2. Duy trì lối sống lành mạnh: tham gia các hoạt động ngoài trời như đi bộ nhanh và chạy bộ (ví dụ: mỗi lần 30-40 phút, 5 ngày tuần); áp dụng một số hoạt động văn hóa và thể thao, như ca hát, khiêu vũ, và quần vợt, để tăng cường các hoạt động tư duy não; tránh tình cảm và mệt mỏi quá mức; Phát hiện sớm bệnh, nếu cần thiết, sử dụng thuốc để cải thiện lưu thông máu não.

KẾT

Cho đến nay, phần lớn các nghiên cứu về TNTHN phần lới dựa trên các mô hinh thử nghiệm, trong khi đó, các nghiên cứu lâm sàng chưa làm sáng tỏ được cơ chế bệnh sinh của TNTHN. Do đó, TNTNH có thể được coi là một rối loạn đa nguyên tố, do đó các liệu pháp điều trị chỉ vào một yếu tố sẽ khó có hiệu quả như mong đợi.

------

Tiến sĩ, Dược Sĩ Ngô Thị Hồng Thiện

Giản viên Bộ môn Dược lý, Đai học Y Thái Bình

(Trích nguồn: Advance in chronic cerebral circulation insufficiency, Da Zhou et al, CNS Neuroscience and Therapeutic, 2017)

Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi bình luận đầu tiên của bạn.
Viết bình luận