TẦM SOÁT UNG THƯ DẠ DÀY, NHỮNG DẤU HIỆU KHÔNG THỂ BỎ QUA

Ung thư dạ dày là một trong những ung thư phổ biến hiện nay thường gặp ở cả hai giới, tỷ lệ mắc đứng thứ 3 ở nam và thứ 4 ở nữ. Ung thư dạ dày nếu được phát hiện sớm, việc điều trị sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với giai đoạn muộn. Cùng FYKOFA điểm một số dấu hiệu không thể bỏ qua trong ung thư dạ dày.

1. Nguyên nhân ung thư dạ dày?

Nguyên nhân có thể liên quan đến các tổn thương tiền ung thư như viêm dạ dày mạn tính, viêm teo niêm mạc dạ dày; các yếu tố môi trường, yếu tố nội sinh, yếu tố di truyền. Ngoài ra, thói quen sinh hoạt cũng được xem là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày như việc ăn các thức ăn có chứa nitrate như trong thịt hun khói, thịt nướng, rau dưa muối,…; người béo phì; nhiễm vi khuẩn HP; yếu tố di truyển người than trong gia đình có người mắc.

2. Những dấu hiệu nhân biết ung thư dạ dày không thể bỏ qua…!!!

2.1. Giai đoạn sớm

Giai đoạn này, người bệnh dường như không có bất kì triệu chứng nào. Vì vậy việc tầm soát ung thư dạ dày định kì sẽ là phương pháp tối ưu giúp phát hiện sớm căn bệnh nguy hiểm này.

2.2. Giai đoạn muộn hơn

Các triệu chứng có thể bao gồm:

- Sút cân

- Đau chướng bụng, nhất là ở khu vực phía trên rốn

- Cơ thể mệt mòi, chán ăn

- Khó tiêu

- Buồn nôn, nôn

- Đi ngoài phân den

- Sờ thấy có u ở bụng

Tất cả các triệu chứng trên có thể do các nguyên nhân khác ngoài ung thư dạ dày, tuy nhiên khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng trên bất thường, bạn cần di khám sớm để phát hiện và điều trị kịp thời.

3. Các đối tượng nguy cơ cao cần phải tầm soát ung thư dạ dày

- Tuổi cao (trên 50 tuổi)

- Gia đinh có tiền sử mắc ung thư dạ dày, ung thư đường tiêu hóa,…

- Người bị viêm loét dạ dày – tá tràng mãn tính, nhiễm vi khuẩn HP

- Lạm dụng rượu bia, thuốc lá, nước ngọt

- Thói quen ăn uống không lành mạnh: thường xuyên ăn thức ăn nhanh, dồ dóng hộp, đồ nướng, dưa cà muối,…

- Người có các triệu chứng nghi ngờ ung thư dạ dày

4. Biện pháp phòng tránh ung thư dạ dày

- Thăm khám tầm soát ung thư dạ dày định kỳ để sớm phát hiện và xử lý, đặc biệt là người có tiền sử gia đình có người mắc ung thư về đường tiêu hóa.

- Thói quen ăn uống, sinh hoạt hợp lý, khoa học.

- Tập thể dục thường xuyên 20 – 30 phút/ngày, 5 lần/tuần.

- Điều trị dứt điểm khi mắc các bệnh lý dạ dày để giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm trong đó có ung thư dạ dày.

Để được tư vấn trực tiếp, Bạn vui lòng liên hệ HOTLINE 1800234555 (miễn phí) để được chuyên gia tư vấn cụ thể cho Bạn.

Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi bình luận đầu tiên của bạn.
Viết bình luận