TẠI SAO H. Pylori (VI KHUẨN H.P.) LẠI GÂY TỔN THƯƠNG DẠ DÀY

Helicobacter pylori, hay còn gọi là vi khuẩn H.P, là loại vi khuẩn được tìm thấy tại niêm mạc đường tiêu hóa. 


Vi khuẩn H.P có thể biến đổi để có thể thích nghi trong môi trường sống rất acid của dạ dày. Nó có khả năng làm thay đổi môi trường sống xung quanh, làm giảm tính acid của môi trường, để có thể tồn tại.
Do cấu trúc xoắn, vi khuẩn H.P, hay còn gọi là xoắn khuẩn H.P có khả năng xâm nhập vào lớp niêm mạc dạ dày. Tại đây, H.P được bảo vệ bởi lớp màng nhầy của dạ dày. Do đó, H.P sẽ không bị tấn công bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, vi khuẩn H.P còn có thể thay đổi những đáp ứng miễn dịch của cơ thể, khiến cho chúng không thể bị tiêu diệt. Và chính những điều này gây ra các triệu chứng trên lâm sàng.  
Nhờ khả năng xâm nhập vào lớp niêm mạc dạ dày, vi khuẩn H.P chuyển hóa các cơ chất (niêm mạc đường tiêu hóa) nhằm trung hòa, giảm bớt tính acid của môi trường xung quành. Điều này làm cho lớp tế bào đường tiêu hóa càng trở nên dễ bị tổn thương hơn trong môi trường rất acid , đặc biệt ở của dạ dày và tá tràng. Như vậy, cùng với dịch dạ dày, vi khuẩn H.P là tác nhân gây làm tổn thương lớp niêm mạc này, dẫn đến các tình trạng việm, loét tại dạ dày và ruột non, đặc biệt là tá tràng. 

(Dược phẩm FYKOFA)

Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi bình luận đầu tiên của bạn.
Viết bình luận