LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG - CĂN BỆNH TIÊU HÓA THƯỜNG GẶP

Loét dạ dày tá tràng là căn bệnh thường gặp về hệ tiêu hóa ở đa số mọi người, nhất là trong xã hội hiện đại ngày nay. Đây là căn bệnh gây ra các tổn thương viêm và loét lớp niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu ruột non nối với dạ dày) khi chúng bị bào mòn để lộ ra các lớp bên trong của dạ dày hay tá tràng. Loét dạ dày tá tràng  có thể chữa trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên tình trạng dùng thuốc tùy tiện hoặc lười đi khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế chuyên môn dẫn đến bệnh tiến triển nặng hơn và có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là ung thư dạ dày.  

1. NGUYÊN NHÂN GÂY LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG 

Hiện nay có nhiều yếu tố được cho là nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng. Hai yếu tố chính là nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn HP) và sử dụng thường xuyên hoặc lạm dụng các thuốc chống viêm giảm đau không steroid như aspirin, ibuprofen... Vi khuẩn HP là thủ phạm hàng đầu gây viêm loét, chúng tiết ra các độc tố phá vỡ lớp màng nhày bảo vệ hệ tiêu hóa. Ngoài ra còn một số tác nhân ít gặp hơn như căng thẳng thần kinh kéo dài, lạm dụng chất kích thích như cocacin hay rượu., ... Trường hợp hiếm gặp hơn nữa là bệnh tự miễn khi hệ miễn dịch cơ thể tấn công vào tế bào dạ dày, tá tràng của chính bệnh nhân.

2. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ

Thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng rượu bia và chất kích thích. Nicotin trong thuốc lá kích thích sản xuất hocmon nội sinh cortisol gây tăng nguy cơ viêm loét.
Thói quen ăn uống và sinh hoạt. Thói quen ăn uống không điều độ, đúng giờ giấc bỏ bữa, ăn đồ kích thích, cay nóng hay thường xuyên thức khuya, lười vận động... ảnh hưởng tới sức khỏe là yếu tố nguy cơ dẫn đến loét dạ dày-tá tràng.
Đây là các yếu tố thuận lợi dễ dẫn đến viêm loét dạ dày-tá tràng

3. TRIỆU CHỨNG VÀ BIẾN CHỨNG BỆNH

Để xác định chính xác bệnh, bệnh nhân cần phải đến các cơ sở y tế tiến hành nội soi. Nội soi giúp chuẩn đoán chính xác bệnh, đánh giá mức độ tổn thương, biến chứng, xét nghiệm vi khuẩn HP và từ đó bác sĩ sẽ quyết định phác đồ điều trị.

Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến có tác dụng dự đoán bệnh loét dạ dày-tá tràng.

  • Đau vùng thượng vị. Dấu hiện đặc trưng nhất của viêm loét dạ dày là đau vùng bụng trên rốn (vùng thượng vị). Cơn đau xuất hiện âm ỉ, đau tức bụng hoặc đau lan từng cơn, lan ra sau lưng. Cơn đau thường xuất hiện khi đói, hoặc lúc nửa đêm về sáng.
  • Đầy bụng khó tiêu, buồn nôn hoặc nôn. Đây cũng là các triệu chứng hay gặp ở bệnh nhân loét dạ dày-tá tràng. Do viêm loét chức năng tiêu hóa của dạ dày bị chậm lại khiến bệnh nhân cảm thấy chướng bụng đầy hơi, khó tiêu.
  • Ợ hơi ợ chua: thường hay gặp thời kỳ đầu của bệnh
  • Nóng rát vùng thượng vị do trào ngược dịch tiêu hóa từ dạ dày lên vùng thực quản
  • Rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy hoặc táo bón. Ngoài ra bệnh nhân có thể xuất huyết tiêu hóa trên đẫn đến nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen.

Nguy cơ, biến chứng

Nếu không được điều trị kịp thời bệnh  loét dạ dày tá tràng dễ chuyển qua mạn tính và gây ra các biến chứng tiêu hóa nghiêm trọng như:

  • Xuất huyết tiêu hóa.  ây đau bựng dữ dội.
  • Hẹp môn vị gây xơ, hẹp lòng ruột, nôn mửa rối loạn tiêu hóa
  • Ung thư dạ dày, tá tràng

4. ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH 

Bệnh loét dạ dày tá tràng nên được điều trị sớm và dứt điểm, tránh tiến triển đến giai đoạn mạn tính gây các biến chứng không mong muốn. Để làm giảm tức thời các con đau cấp tính các thuốc anticid được sử dụng nhằm trung hòa acid trong dịch dạ dày, tá tràng. Ngoài ra còn dùng các thuốc bao vết loét bảo vệ niêm mạc hệ tiêu hóa. Hơn hết, bệnh nhân thăm khám sử dụng và tuân thủ phác đồ điều trị chuẩn của bác sĩ; đặc biệt là phác đồ có sử dụng kháng sinh để tránh gây hiện tượng kháng thuốc. Ngoài ra bệnh nhân cũng phải thay đổi lối sinh hoạt ăn uống lành mạnh, điều độ; hạn chế thức ăn đồ uống kích thích, cay, chua. (Chế độ dinh dưỡng cho người loét dạ dày tá tràng)

Hạn chế hoặc thay thế thuốc giảm đau chống viêm không steroit bằng các thuốc khác không thuộc nhóm như paracetamol.

(Tài liệu tham khảo:

https://www.nhs.uk/conditions/gastritis/

https://www.health.harvard.edu/digestive-health/gastritis

https://www.health.harvard.edu/a_to_z/gastritis-a-to-z)

Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi bình luận đầu tiên của bạn.
Viết bình luận