DI CHỨNG HẬU COVID PHẢI LÀM SAO GIẢI QUYẾT?

 

Hậu COVID để lại rất nhiều hậu quả cho những người từng là đối tượng F0. Các triệu chứng như mất ngủ, rụng tóc, đau đầu,... và nặng hơn ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống bệnh nhân. Vậy di chứng hậu COVID phải làm sao để giải quyết?

1. Di chứng hậu COVID nên hiểu như thế nào?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa rồi đã có công bố về định nghĩa chính thức đầu tiên cho hội chứng hậu COVID-19 (post COVID-19 condition). Theo đó, tình trạng hậu COVID-19 xảy ra đối với những người trước đó có nhiễm COVID-19 với các triệu chứng và kéo dài ít nhất 2 tháng mà không thể giải thích bằng chẩn đoán thay thế.

Hậu COVID khiến cho sức khỏe của người bệnh bị suy nhược trong thời gian dài. Điều này tác động rất nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt hay cuộc sống xã hội. Đặc biệt hậu COVID-19 ảnh hưởng đến sức khỏe về tinh thần và thể chất của bệnh nhân, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế xã hội cũng như bản thân và gia đình.

ậu COVID ảnh hưởng lớn đến thể chất và tinh thần người bệnh

2. Hậu COVID ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

COVID để lại rất nhiều triệu chứng sau khi điều trị khỏi, nhất là ở những người bệnh nặng và phải điều trị hồi sức tích cực. Một số triệu chứng của hậu COVID-19 có thể nhắc đến như:

  • Khó thở, thở khò khè và hay đau ngực

  • Ho kéo dài, mạn tính không ngớt

  • Mệt mỏi, đau nhức toàn thân, đau mỏi cơ, đau khớp

  • Mất ngủ, lo âu, trầm cảm, hay giật mình,...

  • Rụng tóc

  • Rối loạn tiêu hóa (ăn không ngon, tiêu chảy, đau dạ dày, …), rối loạn khứu giác hay vị giác

Nhiều bệnh nhân có triệu chứng xơ phổi, loạn nhịp tim hay đánh trống ngực, rối loạn nội tiết tố,… 

Một số bệnh nhân có mắc kèm các bệnh nền như bệnh tim mạch, tiểu đường, nguy hiểm nhất là các bệnh về hô hấp như phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm phế quản mạn…, tổn thương vốn có của họ có thể sẽ trở nên nặng hơn hậu COVID-19.

3. Hậu COVID, bệnh nhân cần làm gì?

Sau khi điều trị khỏi COVID-19, xét nghiệm âm tính, bệnh nhân cần tiếp tục theo dõi sức khỏe của bản thân và hoàn thiện phục hồi chức năng, vật lý trị liệu cũng như dinh dưỡng. Ngoài ra, sức khỏe tinh thần, giấc ngủ cũng rất quan trọng.

Bệnh nhân hậu COVID nên:

  • Tập thở: Bệnh nhân nên tập hít vào và thở ra từ từ, hít thật sâu dần và thở ra thật nhẹ nhàng, tăng nhịp thở dần dần lên từng ngày.

  • Vận động thể chất: Vận động nhẹ nhàng hàng ngày (đi bộ chậm, đạp xe, tập dưỡng sinh,...), nếu tự tập, cần đảm bảo 30 phút mỗi ngày.

  • Dinh dưỡng hợp lý: Chia bữa ăn thành các bữa nhỏ, khoảng 3-5 bữa/ngày, tùy theo sức ăn của người bệnh. Khẩu phần ăn nên chứa nhiều ăn nhiều rau, trái cây. Bệnh nhân nên uống đủ nước, có thể uống thêm các loại nước ép trái cây, sữa,.... Bổ sung các loại vitamin, các vi khoáng chất bắt nguồn từ các loại thực phẩm như cá, tôm, cua,…

  • Giữ tinh thần lạc quan: Bệnh nhân nên ngủ đủ giấc, nghe nhạc và thư giãn để cuộc sống người bệnh sớm trở lại bình thường

Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi bình luận đầu tiên của bạn.
Viết bình luận