UỐNG NHẦM XĂNG - BIỆN PHÁP SƠ CỨU

Ngày 17/9/2020, bệnh viện Nhi Thanh Hóa ghi nhận trường hợp một cháu bé uống nhầm phải xăng, được gia đình đưa vào viện trong tình trạng toàn thân tím tái.

Tình trạng uống nhầm xăng hay uống nhầm các chất độc khác không phải là hiếm.

Một người uống nhầm xăng với một lượng xăng nhỏ nhưng nếu biết xử lý đúng cách sẽ có thể không cần đến bệnh viện điều trị. Trong trường hợp uống nhầm một lượng lớn thì sẽ cực kỳ nguy hiểm.

****

SƠ CỨU NGƯỜI UỐNG PHẢI LƯỢNG NHỎ XĂNG:

1. Trấn an tinh thần, khuyến khích bệnh nhân thở sâu, bình tĩnh và thả lỏng.

2. Khuyến khích bệnh nhân "KHÔNG NÔN XĂNG RA"

3. Cho bệnh nhân uống nước lọc hoặc nước quả ép sau khi súc miệng với nước, uống từ từ để tránh ho hoặc nghẹn.

4. Rửa sạch vết xăng trên da, quần áo và các vùng xung quanh.

5. Không cho bệnh nhân hút thuốc, không hút thuốc quanh bệnh nhân.

6. Trấn an bệnh nhân rằng việc ợ hơi mùi xăng là bình thường.

7. Liên hệ ngay với Trung tâm Y tế gần nhất nếu bệnh nhân có bất kỳ dấu hiệu nghiêm trọng nào.

Tuyệt đối không được gây nôn khi uống nhầm xăng (Ảnh minh họa)

SƠ CỨU NGƯỜI UỐNG PHẢI LƯỢNG LỚN XĂNG:

1. Liên hệ ngay cho Trung tâm Y tế gần nhất, theo dõi kĩ tình trạng bệnh nhân.

2. Nếu bệnh nhân ngừng thở, ngừng ho, ngừng cử động hoặc không phản ứng, cần thực hiện thủ thuật CPR (hồi sức tim phổi) ngay lập tức.

LỜI KHUYÊN:

Luôn luôn đựng xăng trong vật chứa an toàn, có dán nhãn rõ ràng, để ngoài tầm với của trẻ em.

Không bao giờ trữ xăng trong chai lọ đựng thức uống, chẳng hạn như chai nước cũ.

Không bao giờ cố ý uống xăng vì bất kỳ lý do nào.

Không dùng miệng hút xăng. Dùng bơm xăng hoặc áp lực không khí để khởi động ống hút.

 

Tài liệu tham khảo:

Laura Marusinec (2020). "How to Help Someone Who Has Swallowed Gasoline", Wikihow.

Người viết bài: SV. Hoàng Cường

Hiệu đính: TS. DS. Ngô Thiện

 

Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi bình luận đầu tiên của bạn.
Viết bình luận