NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG THUỐC QUA ĐƯỜNG HÔ HẤP

Đường đưa thuốc ảnh hưởng rất lớn tới sự hấp thu và tác dụng của thuốc. Dạng dùng dù chất lượng tốt tới đau nhưng nếu được sử dụng không đúng cách cũng không thể phát huy được tác dụng điều trị. Có nhiều đường đưa thuốc, từ những đường dùng truyền thống như đường uống, đường tiêm tới các đường dùng hiện đại như đường trực tràng, đường dưới lưỡi, đường niêm mạc má, đường hô hấp. Việc nắm vững nguyên tắc và đặc điểm của các thuốc sử dụng qua đường hô hấp rất cần thiết để các chuyên gia y tế và dược sỹ giúp bệnh nhân sử dụng thuốc có hiệu quả

Hãy cùng FYKOFA tìm hiểu một số đặc điểm chính của việc dùng thuốc qua đường hô hấp nhé!

Các thuốc đưa qua đường hô hấp với tác dụng toàn thân không nhiều và nếu có cũng rất đắt. Điển hình đưa thuốc qua đường này là ADH (hormon chống đái tháo nhạt) hoặc calcitonin (biệt dược là miacalcic) để điều trị loãng xương

Dạng bào chế phổ biến là dạng phun mù (aerosol), chủ yếu được dùng qua đường hô hấp để phòng ngừa và điều trị bệnh hô hấp: viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, hen

Khi dùng qua đường hô hấp, sinh khả dụng của thuốc phun mù phụ thuộc rất nhiều vào thiết bị phun mù và cách dùng

Khi dùng tại khoang mũi, do dược chát đạt độ phân tán cao nên thuốc phun mù dễ phân bố đều trên niêm mạc, phát huy tác dụng nhanh và bị thanh thải chậm hơn dạng thuốc nhỏ giọt

Khi dùng trên đường khí phế quản, sự phân bố của thuốc phun mù phụ thuốc chủ yếu vào kích thước tiêu phân giọt phân tán: Các tiểu phân có kích thước > 10 µm thường lắng đọng ở đường hô hấp trên, các tiểu phân từ 0.5 – 5 µm có thể xâm nhập được vào phế quản và phế nang. Các tiểu phân dược chất rắn không tan sẽ bị thanh thải do cơ chế “lọc” của phổi. Thở chậm và sâu làm cho các tiểu phân thấm sâu hơn vào phổi.

Ngoài đường hô hấp, thuốc phun mù còn được dùng tại chỗ trên da với tác dụng gây tê, giảm đâu, chê phủ vết thương.. Nếu thuốc phun mù là hỗn dịch hay nhũ tương thì phải lắc kỹ trước khi dùng

Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi bình luận đầu tiên của bạn.
Viết bình luận