cây Thổ phục linh, còn có tên là Khúc khắc (Smilax glabra Roxb.), họ Khúc khắc (Smilacaceae).
Dược liệu sử dụng là thân rễ đã phơi/ sấy khô và chế biến.
1. Đặc điểm thực vật
Thân: Thổ phục linh là cây dây leo, thân mềm, toàn thân không có gai, sống lâu năm
Lá: Hình trứng, trái xoăn hoặc hình bầu dục, đầu lá nhọn, phía dưới cuống hình trái tim, mọc so le. Mỗi lá có chiều dài trung bình cỡ 5 -11 cm, rộng khoảng 3-5 cm. Phía dưới cuống lá có tua cuốn. Lá màu xanh, mặt trên sáng bóng, mặt dưới xanh nhạt hơn và hôi trắng giống như có phấn phủ bên ngoài.
Hoa: Thường nở vào tháng 5 -6 hàng năm. Bao gồm cả hoa đực và hoa cái mọc thành cụm ở ngay kẽ lá, hình táng nối với thân bằng một cuống dài. Hoa thổ phục linh thường có màu hồng, một số hoa điểm màu chấm đỏ.
Quả: Thổ phục linh ra quả vào tháng 7 – 10 hàng năm. Quả hình tròn, nhỏ, mọc thành chùm, kích thước đường kính dao động từ 8 – 10mm. Khi còn non có màu xanh rồi chuyển dần sang màu tím, đỏ và lúc chín hẳn sẽ có màu đen.
Hạt: Hình trứng, mỗi quả chứa từ 2 – 4 hạtMô tả Dược liệu chưa thái lát: Các đoạn có hình trụ hơi dẹt hoặc khối dài ngắn không đều, mang các mấu chồi, dài 5 cm đến 22 cm, đường kính 2 cm đến 7 cm. Mặt ngoài màu nâu vàng hay nâu tía, có vết sẹo thân nhô lên và các rễ nhỏ và rễ sợi cứng chắc còn sót lại. Chất cứng, khó bẻ gãy, mặt gãy có sợi, màu vàng nâu hoặc nâu đỏ, có thể thấy các chấm của các bó mạch và nhiều chấm sáng nhỏ hơn. Không mùi; vị hơi ngọt và se. Dược liệu thái lát: Các lát mỏng không đều hoặc hình bầu dục, mép không phẳng. Mặt cắt màu trắng ngà đến nâu đỏ, có tinh bột, các nốt dạng điểm của bó mạch và nhiều các chấm sáng nhỏ. Nhớt và trơn khi bị ướt. Không mùi, vị hơi ngọt và se.
2. Mô tả Dược liệu
Dược liệu chưa thái lát: Các đoạn có hình trụ hơi dẹt hoặc khối dài ngắn không đều, mang các mấu chồi, dài 5 cm đến 22 cm, đường kính 2 cm đến 7 cm. Mặt ngoài màu nâu vàng hay nâu tía, có vết sẹo thân nhô lên và các rễ nhỏ và rễ sợi cứng chắc còn sót lại. Chất cứng, khó bẻ gãy, mặt gãy có sợi, màu vàng nâu hoặc nâu đỏ, có thể thấy các chấm của các bó mạch và nhiều chấm sáng nhỏ hơn. Không mùi; vị hơi ngọt và se.
Dược liệu thái lát: Các lát mỏng không đều hoặc hình bầu dục, mép không phẳng. Mặt cắt màu trắng ngà đến nâu đỏ, có tinh bột, các nốt dạng điểm của bó mạch và nhiều các chấm sáng nhỏ. Nhớt và trơn khi bị ướt. Không mùi, vị hơi ngọt và se.
3. Tính vị, quy kinh: Cam, đạm, bình. Vào các kinh can, vị. Công năng, chủ trị Trừ thấp, giái độc, lợi niệu, thông lợi các khớp. Chủ trị: Tràng nhạc, lở ngứa, giang mai, tiếu đục, xích bạch đới, đau nhức xương khớp, trúng độc thủy ngân.
4. Các bài thuốc cổ truyền:
Trong đông y cổ truyền, có sử dụng Thổ phục linh trong nhiều bài thuốc trị đau nhức xương khớp, phong thấp như: Khớp sưng nóng, đỏ, đau, hay xuất hiện đối xứng, cự án, ngày nhẹ đờm nặng, co duỗi cử động khó khăn, sốt, ra mồ hôi, sợ gió, rêu lưỡi vàng mỏng, chất lưỡi đỏ, rêu vàng mỏng, mạch hoạt sác.
Bài thuốc: Ý sĩ 12g, thạch cao 20g, xương truật 8g, liên kiều 12g, thổ phục linh 20g, kê huyết đằng 16g, tri mẫu 12g, hoàng bá 12g, cam thảo 6g, ké 20g, đan sâm 12g, quế chi 8g, tang chi 12g, phòng phong 12g, hi thiêm 20g, tỳ giải 16g, ngân hoa 16g, ngạch mễ 20g, bạch thược 12g.
5. Chứng minh khoa học về tác dụng của Thổ phục linh
Hiện nay các nghiên cứu lâm sàng hiện đại cũng đã chứng minh tác dụng giảm đau nhức xương khớp, giảm nồng độ acid uric trong máu.
Theo nghiên cứu của Xu và các cộng sư, xuất bản trên tạp chí Journal of Ethnopharmacology, số 150 (2013)2, của nhà xuất bản Elsevier cho thấy, các thành phần dịch chiết từ rễ thổ phục linh trong 14 chất được định danh, có 7 chất có tác dụng liên quan tới việc làm giảm acid uric trong máu.
Qua nghiên cứu cho thấy, so với nhóm chứng, dịch chiết của Thổ phục linh có tá dụng hạ làm giảm acid uric trong máu trong vòng 6h
Trong nghiên cứu mới đây năm 2019, trên tạp chí Biomedicine & pharmacotheraphy, 111 (2019), Wang et al(3) đã sử dụng các nghiên cứu hóa sinh trên các loại chuột thí nghiệm tăng acid uric máu cho thấy, dịch chiết từ rễ Thổ phục linh giúp tăng cường chức năng thận, tăng đào thải acid uric qua đường nước tiểu. Các học giả cho rằng, dịch chiết rễ Thổ phục linh giúp tăng biểu hiện của các enzym ABCG2 (ATP-binding cassette transporter G2), OAT1 ( organic anion transporter 1), OCT2 ( organic anion transporter 2) qua đó tăng sự bài tiết acid uric.
(Nguồn:
1. Dược điển việt nam
2. (https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0753332218330002
3. (https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0753332218330002
4. https://www.researchgate.net/publication/331565996_The_anti-hyperuricemic_effect_of_four_astilbin_stereoisomers_in_Smilax_glabra_on_hyperuricemic_mice)