Những đối tượng nào cần đi khám hậu Covid?

Hiện nay, nhiều bệnh nhân sau khi nhiễm COVID-19 đã gặp các triệu chứng tồn tại dai dẳng, thậm chí phải quay trở lại bệnh viện để điều trị. Các triệu chứng của hậu Covid gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như công việc của người bệnh. Vậy, những ai phải khám hậu covid? Hãy cùng chúng tôi theo dõi ở bài viết dưới đây nhé:

1. Những triệu chứng của hậu covid

Tình trạng hậu COVID-19 xảy ra ở những người có tiền sử nhiễm bệnh với các triệu chứng và kéo dài ít nhất 2 tháng mà không thể giải thích bằng chẩn đoán thay thế. Hậu covid kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, khả năng làm việc và cuộc sống của người bệnh.

Các triệu chứng của hậu Covid:

  • Người nhiễm COVID-19 nhiều tuần đến nhiều tháng sau khi khỏi bệnh vẫn còn đối mặt với hàng loạt triệu chứng và di chứng kéo dài như sốt nhẹ, khó thở, ho kéo dài, mệt mỏi, đau cơ, khớp, rụng tóc, xơ phổi, tim đập nhanh hoặc đánh trống ngực, rối loạn nội tiết, huyết học bị huyết khối…
  • Rối loạn tiêu hóa (ăn không ngon miệng, chán ăn, đau dạ dày, tiêu chảy…), rối loạn vị giác hoặc khứu giác, phát ban…
  • Nhiều đối tượng có thẻ gặp triệu chứng: rối loạn tâm lý, giảm sự tập trung, lo âu, trầm cảm, bồn chồn, rối loạn giấc ngủ, mau quên, không tập trung
  • Đặc biệt nhất là tình trạng mất ngủ gặp ở hầu hết các bệnh nhân sau nhiễm covid 19, nhiều người còn thức trắng đêm
  • Những người có sẵn bệnh nền như bệnh tim mạch, hô hấp, tiểu đường, COPD, … thì hậu covid thường khiến cho bệnh ngày càng trở nặng lên
  • Người bệnh còn có thể xuất hiện những bất thường cận lâm sàng như tăng men tim kéo dài, rối loạn đường huyết, rối loạn hormon giáp, giảm độ lọc cầu thận
  • Rối loạn chức năng hô hấp (giảm độ khuếch tán phổi, hạn chế dung tích phổi; bất thường hình ảnh học, xơ phổi, rối loạn chức năng tâm thất qua siêu âm tim.

2. Những ai phải khám hậu covid

Hầu hết những bệnh nhân mắc Covid sau nhiễm đều lo lắng và muốn đi khám. Vậy, những ai phải khám hậu covid:

Theo các nghiên cứu trên thế giới, chỉ có từ 10-20% người mắc COVID-19 có biểu hiện hội chứng hậu COVID-19. Hậu COVID-19 có thể xuất hiện trong vòng 3 tháng từ khi mắc bệnh và tồn tại kéo dài trên 12 tuần.

3 nhóm nên đi khám hậu Covid 19:

  • Nhóm người có bệnh nền như bệnh tăng huyết áp, mạch vành, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa, …
  • Nhóm người từ 60 tuổi trở lên bởi họ có nguy cơ có nhiều bệnh đồng mắc chưa khởi phát nhưng sau khi mắc Covid-19 có thể thúc đẩy tình trạng nặng hơn.
  • Nhóm người phải nhập viện khi mắc Covid-19 (bị suy hô hấp, phải can thiệp thở oxy trở lên, sốt cao phải nhập viện…).

    Người bệnh nền sau nhiễm Covid-19 cần khám hậu Covid

Xuất hiện các triệu chứng hô hấp ở hội chứng hậu Covid-19 như khó thở, ho kéo dài, đau ngực, suy giảm chức năng hô hấp, hạn chế hoạt động thể lực, …

Ngoài ra, nhóm F0 nằm viện, có viêm phổi, điều trị ICU thì sau khi ra viện, bác sĩ sẽ hẹn tái khám định kỳ 4 tuần, 8 tuần

  • Nhóm F0 nhẹ, không phải nhập viện thì chỉ đi tái khám khi có triệu chứng hậu Covid-19
  • Với trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh khi các cháu xuất hiện những tình trạng như đỏ da, khó thở, mệt mỏi thì phải đưa con đi khám xem có mắc hội chứng viêm đa hệ thống hay không.

3. Thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe hậu Covid 19

Hậu COVID-19 xảy ra ở người có tiền sử nhiễm SARS-CoV-2, thường là 3 tháng kể từ khi bắt đầu mắc COVID-19 với các triệu chứng và kéo dài ít nhất 2 tháng mà không thể giải thích bằng chẩn đoán thay thế.

Việc ăn uống những thực phẩm tốt sẽ góp phần cải thiện sức khỏe hậu Covid 19:

  • Bí đỏ, nghệ, trà xanh... có thể giúp giảm viêm đường hô hấp, cải thiện chức năng của phổi
  • Tăng cường miễn dịch của cơ thể bằng cách vận động kết hợp với hít thở, tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể, ăn uống đầy đủ
  • Cà chua có vai trò quan trọng trong việc góp phần làm giảm viêm đường thở ở những người bị hen suyễn, cải thiện chức năng phổi ở những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
  • Củ cải đường và rau xanh có chứa các hợp chất giúp tối ưu hóa chức năng của phổi. Thực phẩm giàu nitrat, được chứng minh là có tác động tích cực đến phổi.
  • Trà xanh có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm, có thể giúp giảm viêm ở phổi. Đồ uống cũng hỗ trợ bảo vệ các mô phổi khỏi tác hại khi hít phải khói bụi. Bệnh nhân hậu covid khi dùng trà xanh rất tốt.
  • Bí ngô là thực phẩm chứa nhiều carotenoid, bao gồm beta carotene, lutein và zeaxanthin có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm, rất tốt cho người bệnh hậu covid
  • Việt quất là loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng. Thực phẩm rất giàu flavonoid gọi là anthocyanin, được chứng minh có tác dụng bảo vệ mô phổi khỏi bị tổn thương do quá trình oxy hóa.

                  

Việt quất giúp cải thiện sức khỏe hậu Covid

  • Ngoài ra, người bệnh hậu covid khi ăn táo sẽ giúp giảm nguy cơ bị hen suyễn và ung thư phổi.

Như vậy, Những ai phải đi khám hậu Covid đồng thời duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý sẽ giúp nhanh đẩy lùi bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nếu bạn hay người thân đang loay hoay tìm hiểu về sức khỏe hậu Covid, xin đừng bỏ lỡ cơ hội tư vấn trực tiếp từ chuyên gia qua hotline 1800 234 555 để FYKOFA kết nối giúp bạn nhé.

 

 

 

 

Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi bình luận đầu tiên của bạn.
Viết bình luận