ĐIỀU TRỊ SỐT XUẤT HUYẾT

1. Đại cương

Sốt xuất huyết Dengue là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây nên. Đến nay cơ chế bệnh sinh, cũng như vaccine phòng ngừa căn bệnh này vẫn đang được tiến hành nghiên cứu.

Vì thế phác đồ điều trị chung hiện nay là điều trị triệu chứngtăng cường hệ miễn dịch cho bệnh nhân.

2. Điều trị

Dựa trên triệu chứng, bệnh nhân được phân nhóm và phác đồ điều trị phù hợp được xác định mức độ bệnh cụ thể.

2.1. Điều trị sốt xuất huyết Dengue

Phần lớn các trường hợp đều được điều trị ngoại trútheo dõi tại y tế cơ sở, chủ yếu là điều trị triệu chứng và phải theo dõi chặt chẽ phát hiện sớm sốc xảy ra để xử trí kịp thời.

2.1.1. Điều trị triệu chứng

- Nếu sốt cao ≥ 390C, cho thuốc hạ sốt, nới lỏng quần áo và lau mát bằng nước ấm.

- Không dùng aspirin, analgin, ibuprofen để điều trị vì có thể gây xuất huyết, toan máu.

2.1.2. Bù dịch sớm bằng đường uống 

Khuyến khích người bệnh uống nhiều nước, như oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây hoặc nước cháo loãng với muối.

2.2. Điều trị Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo

- Người bệnh được cho nhập viện điều trị.

- Chỉ định truyền dịch Ringer lactat, NaCl 0,9% nếu người bệnh không uống được, nôn nhiều, có dấu hiệu mất nước, lừ đừ, hematocrit tăng cao

2.3. Điều trị Sốt xuất huyết Dengue có nặng

2.3.1. Điều trị sốc sốt xuất huyết Dengue

a) Sốc sốt xuất huyết Dengue:

- Truyền tĩnh mạch nhanh các dịch truyền sau

+ Ringer lactat.

+ Dung dịch mặn đẳng trương (NaCl 0,9%)

+ Dung dịch cao phân tử (dextran 40 hoặc 70, hydroxyethyl starch (HES)).

- Đánh giá lại tình trạng người bệnh sau 1 giờ; truyền sau 2 giờ phải kiểm tra lại hematocrit để từ đó quyết định cách thức xử trí.

b) Sốc sốt xuất huyết Dengue nặng

Trường hợp người bệnh vào viện trong tình trạng sốc nặng (mạch quay không bắt được, huyết áp không đo được (HA=0)) thì phải xử trí rất khẩn trương.

- Để người bệnh nằm đầu thấp.

- Thở oxy.

- Truyền dịch

2.3.2. Điều trị xuất huyết nặng

a) Truyền máu và các chế phẩm máu

- Khi người bệnh có sốc cần phải tiến hành xác định nhóm máu để truyền máu khi cần.

- Truyền khối hồng cầu hoặc máu toàn phần sau khi đã bù đủ dịch nhưng sốc không cải thiện, hematocrit giảm xuống nhanh hoặc xuất huyết nặng

b) Truyền tiểu cầu khi số lượng tiểu cầu xuống nhanh dưới 50.000/mm3 kèm theo xuất huyết nặng hoặc số lượng tiểu cầu dưới 5.000/mm3 mặc dù chưa có xuất huyết có thể truyền tiểu cầu tùy từng trường hợp cụ thể.

c) Truyền plasma tươi, tủa lạnh: khi người bệnh có rối loạn đông máu dẫn đến xuất huyết nặng.

2.3.3. Điều trị suy tạng nặng

a) Tổn thương gan, suy gan cấp

- Hỗ trợ hô hấp.

- Hỗ trợ tuần hoàn.

- Kiểm soát hạ đường huyết

- Điều chỉnh điện giải

- Điều chỉnh rối loạn thăng bằng toan kiềm.

- Điều chỉnh rối loạn đông máu/xuất huyết tiêu hóa (XHTH) tùy vào tình trạng

- Điều trị/phòng ngừa XHTH.

- Rối loạn tri giác/co giật

- Kháng sinh toàn thân phổ rộng. Tránh dùng các kháng sinh chuyển hóa qua gan nhiều như pefloxacine, ceftraxone.

- Không dùng paracetamol liều cao vì gây độc tính cho gan.

b) Suy thận cấp: Điều trị bảo tồn và chạy thận nhân tạo khi có chỉ định và huyết động ổn định. Lọc máu liên tục nếu có biểu hiện suy đa tạng đi kèm hoặc suy thận cấp huyết động không ổn định.

2.3.4. Quá tải dịch không đáp ứng điều trị nội khoa

- Suy tim ứ huyết, cao huyết áp.

- Phù phổi cấp.

- Chỉ định lọc máu liên tục trong sốt xuất huyết: Khi có hội chứng suy đa tạng kèm suy thận cấp hoặc suy thận cấp huyết động không ổn định.

2.3.5. Sốt xuất huyết Dengue thể não, rối loạn tri giác, co giật

- Hỗ trợ hô hấp

- Bảo đảm tuần hoàn

- Chống co giật.

- Chống phù não.

- Hạ sốt.

- Hỗ trợ gan nếu có tổn thương.

- Điều chỉnh rối loạn nước điện giải, kiềm toan.

- Bảo đảm chăm sóc và dinh dưỡng.

- Phục hồi chức năng sớm.

2.3.6. Viêm cơ tim, suy tim 

Dùng các thuốc vận mạch dopamine, dobutamine, đo áp lực tĩnh mạch trung ương (CVP) để đánh giá thể tích tuần hoàn.

2.4. Thở oxy 

Tất cả các người bệnh có sốc cần thở oxy gọng kính qua mũi.

2.5. Sử dụng các thuốc vận mạch

- Khi sốt kéo dài, cần phải đo CVP để quyết định thái độ xử trí.

- Nếu đã truyền dịch đầy đủ mà huyết áp vẫn chưa lên thì truyền tĩnh mạch dopamin. Nếu đã dùng dopamin mà huyết áp vẫn chưa lên thì nên phối hợp thêm dobutamin

2.6. Các biện pháp điều trị khác

- Khi có tràn dịch màng bụng, màng phổi gây khó thở, SpO2 giảm xuống dưới 92%, nên cho người bệnh thở mass úp qua mũi miệng trước, nếu không cải thiện mới xem xét chỉ định chọc hút để giảm bớt dịch màng bụng, màng phổi.

- Chế độ dinh dưỡng của người bệnh sốt xuất huyết Dengue: nhiều bữa, ăn mềm và ăn lỏng, đủ chất dinh dưỡng và đủ năng lượng. Khi người bệnh ăn kém cần phối hợp nuôi dưỡng đường miệng kết hợp đường tĩnh mạch.

2.7. Chăm sóc và theo dõi người bệnh sốc

- Giữ ấm.

- Khi đang có sốc cần theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở từ 15-30 phút 1 lần.

- Đo hematocrit cứ 1-2 giờ 1 lần, trong 6 giờ đầu của sốc. Sau đó 4 giờ 1 lần cho đến khi sốc ổn định.

- Ghi lượng nước xuất và nhập trong 24 giờ.

- Đo lượng nước tiểu.

- Theo dõi tình trạng thoát dịch vào màng bụng, màng phổi, màng tim.

-------------------------
Tài liệu tham khảo

1. Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh (1997), Bệnh truyền nhiễm

2. Học viện Quân Y (2008), Bệnh học truyền nhiễm

3. Bộ Y tế (2011), Hướng dẫn chẩn đoán điều trị sốt xuất huyết Dengue

4. Harrison’s - 18th edition (2012), Principles of internal medicine

5. Hunter’s Eighth Edition (2000), Tropical Medicine and Emerging infectious Diseases

6. ThS. Lê Thành Nam (2015), Bài giảng Sốt xuất huyết Dengue, BVQY 103

=====***=====

Người viết bài

SV. Vũ Hoài Hương Giang

SV. Hoàng Quốc Cường

Hiệu đính: TS. DS. Ngô Thiện

Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi bình luận đầu tiên của bạn.
Viết bình luận