Điều trị FO tại nhà cần chuẩn bị những gì?

Hiện nay, số ca covid (F0) ngày càng gia tăng trên cả nước, vì vậy số lượng ca điều trị tại nhà đều tăng. Tuy nhiên, việc hiểu biết khi điêu trị F0 tại nhà là rất quan trọng và cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng Phương Dược theo dõi ở bài viết dưới đây nhé.

1. Điều trị F0 tại nhà gồm những đối tượng nào?

Theo “ hướng dẫn quản lý người mắc covid-19 tại nhà” thì những đối tượng sau đây được điều trị F0 tại nhà:

  • Người bị mắc covid-19 không có dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu oxy; nhịp thở < 20 lần/phút; SpO2 > 96% khi thở khí trời; không có thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè, thở rít ở thì hít vào.
  • Người bị mắc covid-19 không có triệu chứng lâm sàng điển hình hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ: như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi; tiêu chảy, chảy mũi, mất mùi, mất vị.
  • Người mắc covid-19 không có bệnh nền hoặc có bệnh nên nhưng đang trong giai đoạn điều trị ổn định
  • Người bị mắc Covid-19 có thể tự chăm sóc tại nhà, tự chăm sóc bản thân như ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo, vệ sinh và có thể tự theo dõi tình trạng sức khỏe theo hướng dẫn của nhân viên y tế
  • Có khả năng liên lạc với nhân viên y tế để được theo dõi, giám sát và khi có tình trạng cấp cứu: Có khả năng giao tiếp và sẵn có phương tiện liên lạc như điện thoại, máy tính…
  • Bộ Y tế lưu ý trong trường hợp người mắc COVID-19 không có khả năng tự chăm sóc, gia đình phải có người chăm sóc đáp ứng các yêu cầu trên.

Như vậy, người bệnh Covid 19 muốn điều trị tại nhà thì phải đáp ứng điều kiện trên đây theo quyết định của Bộ Yte.

2. Điều trị F0 tại nhà cần chuẩn bị những gì?

Gười bệnh F0 cần chuẩn bị khi điều trị tại nhà như sau:

  • Thuốc hạ sốt Paracetamol
  • Vitamin C để tăng sức đề kháng
  • Zin C hoặc Vitamin D
  • Viên xông mũi: Ngày xông 2-3 lần
  • Nước súc miệng họng, khử khuẩn
  • Nếu ho thì dùng thuốc giảm ho, long đờm
  • Bổ sung men vi sinh/ tiêu hóa
  • Đối với bệnh nền, bệnh lý nặng thì cần chuẩn bị máy đo Spo2, phát hiện, theo dõi kịp thời, chuyển đến bệnh viện điêu trị
  • Chuẩn bị đồ dùng cá nhân đầy đủ, đồ ăn uống sinh hoat
  • Chuẩn bị Kit test nhanh

LƯU Ý CẤC THUỐC TRÔI NỔI KHÔNG CÓ TÁC DỤNG HOẶC TÁC DỤNG RẤT HẠN CHẾ không dược phép sử dụng:

  • АРБИДОЛ (Arbidol) thuốc hộp xanh hộp đỏ cuả Nga, là thuốc trị cúm muà, đã được thử nghiệm điều trị COVID nhưng không hiệu quả, không có nước nào khuyến nghị sử dụng.
  • IVERMECTIN là thuốc trị giun, có một số nước thử nghiệm, nhưng BYT Việt Nam không chấp nhận cho điều trị COVID 19 do độc hại cao

LƯU Ý: CÁC THUỐC CÓ NGUỒN GỐC THẢO DƯỢC HOÀN TOÀN KHÔNG ĐƯỢC BYT HƯỚNG DẪN SD, CHI NÊN DÙNG HỖ TRỢ

  • Không nên tìm mua các loại thuốc chỉ dùng điều trị nội trú trong trong BV (phải sử dụng cho người trở nặng và có các thiết bị và điều kiện phù hợp)
  • KHÔNG NÊN TEST NHANH LIÊN TỤC tại nhà:

+ F1 chỉ nên test vào thời điểm 4 – 5 ngày kể từ tiếp xúc nguồn lây, hoặc ngay sau khi có xuất hiện các triệu chứng; ho, sốt, đau họng… Test sớm có thể ÂM TÍNH GIẢ.

+ F0 chỉ nên test vào ngày thứ 7 kể từ khi xác định (+) và điều trị.

Bộ Y tế lưu ý người mắc COVID-19 nên:

+ Nghỉ ngơi, vận động thể lực nhẹ (phù hợp với tình trạng sức khỏe)

+ Tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày

+ Uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước

+ Không bỏ bữa.

+ Tăng cường dinh dưỡng: ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả…

+ Suy nghĩ tích cực, duy trì tâm lý thoải mái.

3. Danh mục thuốc điều trị F0 tại nhà.

F0 điều trị tại nhà cần đặc biệt chú ý đến các thuốc để dùng cho hiệu quả:

  • Thuốc kháng virus: dùng Favipiravir 200 mg, 400 mg (viên) hoặc molnupiravir 200 mg, 400 mg (viên)
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol theo liều lượng: Người lớn viên 500mg/lần; Cách 4-6 tiếng dùng 1 lần. Trẻ em dùng liều 10-15mg/kg/lần. Dùng cách từ 4-6 tiếng.
  • Thuốc chống viêm Corticoid đường uống: thuốc phải được bác sĩ kê đơn theo quy định tại Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do Bộ Y tế ban hành và chỉ kê đơn điều trị trong một ngày trong thời gian chờ chuyển đến cơ sở điều trị người bệnh COVID-19. Lựa chọn một trong các thuốc sau:

+ Dexamethason 0,5 mg (viên nén).

+ Methylprednisolon 16 mg (viên nén).

  • Thuốc chống đông máu đường uống: Dùng Rivaroxaban 10 mg (viên) hoặc apixaban 2,5 mg (viên). Lưu ý phải có sự kê đơn của bác sĩ hoặc hướng dẫn của nhân viên y tế.
  • Bộ Y tế lưu ý về thuốc kháng virus, thuốc chống viêm corticosteroid và thuốc chống đông máu: Thuốc kháng virus dùng sớm ngay sau khi có chẩn đoán xác định mắc COVID-19, tốt nhất trong 5 ngày đầu kể từ khi khởi phát triệu chứng. Ưu tiên sử dụng cho những trường hợp có triệu chứng hoặc có nguy cơ cao bệnh tiến triển nặng như người trên 65 tuổi, chưa tiêm đủ liều vaccine, có bệnh nền không ổn định…
  • Chỉ định điều trị kết hợp đồng thời thuốc chống viêm corticosteroid và thuốc chống đông máu khi người bệnh COVID-19 có bất kỳ một trong các dấu hiệu sớm của suy hô hấp và chỉ kê đơn điều trị trong một ngày trong thời gian chờ chuyển đến cơ sở điều trị người bệnh COVID-19.

Như vậy, khi điều trị F0 tại nhà cần hết sức lưu ý những đối tượng được điều trị tại nhà, các loại thuốc điều trị ngoại trú và thường xuyên theo dõi sức khỏe của mình. Nếu có thắc mắc về điều trị F0 tại nhà, xin đừng bỏ lỡ cơ hội tư vấn trực tiếp từ chuyên gia qua hotline 1800234555 để chuyên gia tư vấn giúp bạn nhé.

 

Dược sĩ đại học Hồ Thị Lý

Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi bình luận đầu tiên của bạn.
Viết bình luận