Ngày nay trong chúng ta chắc không ai còn xa lạ với loát dạ dày- tá tràng, căn bệnh thường gặp nhất trên hệ tiêu hóa. Bệnh ngày càng có xu hướng tăng lên trong xã hội hiện đại khi mà lối sống hiện đại về đêm, sử dụng nhiều chất kích thích và stress - những yếu tố nguy cơ mắc bệnh, ngày càng gia tăng. Bệnh loét dạ dày tá tràng có thể điều trị dứt điểm hoàn toàn nếu được chuẩn đoán sớm.
Tuy nhiên loét dạ dày tá tràng luôn gây ra nhưng bất tiện trong sinh hoạt cuộc sống như cơn đau âm ỉ, đau từng cơn và thường hay đau về đêm gây ám ảnh và ảnh hưởng rất nhiêu tới cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Đặc biệt, nếu không chữa trị kịp thời bệnh có thể đẫn đến các biến chứng nguy hiểm tới tính mạng như thủng dạ dày, tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị và ung thư dạ dày. Do đó việc sử dụng thuốc kết hợp với với một chế độ dinh dưỡng hợp lý và lối sống lành mạnh có thể giảm nguy cơ, giảm tác dụng và tiến triển của bệnh và tiến tới điều trị bệnh hoàn toàn. Vậy thực phẩm nào nên và không nên sử dụng cho bệnh nhân viêm loét dạ dày-tá tràng?
1. THỰC PHẨM NÊN TRÁNH
- Các chất kích thích: như chè, cà phê, rượu bi, thuốc lá, đồ uống có ga
- Đồ ăn vị chua chứa nhiều axit như giấm, mẻ, các loại quả họ cam chanh, dua hành muối, cà chua.
- Một số loại hoa quả như táo, chuối tiêu, đu đủ
- Các loại gia vị kích thích như ớt, tiêu, hành, tỏi, gừng khô
- Đồ ăn cứng, dai như thịt nhiều gân, sụn, rau quả quá nhiều chất xơ già, rau quả sống gây tổn thương thêm vét loét.
- Đồ ăn chiên rán, nướng, ướp muối, hun khói nhiều như các loại đồ ăn nhanh, chế biến sẵn: dăm bông, lạp xường, xúc xích, piza, tương sốt không có lợi cho tiêu hóa, gây kích thích hoặc khó tiêu.
2. THỰC PHẨM NÊN ĂN
Bao gồm các thực phẩm giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, hạn chế khả năng tiết acid dạ dày, có khả năng chữa lành vết thương hoặc các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa. Sữa tươi với thành phần dinh dưỡng dồi dào vitamin, canxi và protein có tác dụng trung hòa axit dịch vị trong dạ dày, tạo một lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Ngoài ra sữa cũng giúp pha loãng axit trong dạ dày có tác dụng giảm kích thích. Đối với bệnh nhân loét dạ dày tá tràng, tốt nhất nên uống sữa ấm trước khi ngủ hoặc lúc đói. Sữa chua chứa nhiều vi khuẩn có lợi, và enzym giúp hỗ trợ tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng. Tuy nhiên các sản phẩm giàu chất béo từ sữa như phô mai, bơ các loại kem,... nên hạn chế sử dụng vì chúng chứa hàm lượng chất béo cao.
- Các loại ngũ cốc: Các ngũ cốc dễ tiêu, ít mùi vị như cơm, yến mạch, cháo, bánh mỳ, khoai, các loại hạt đậu là những thực phẩm rất tốt cho dạ dày - tá tràng. Cần chú ý rằng chúng phải được nấu chín hoặc hầm mềm.
- Rau củ non: Rau củ non rất tốt cho hệ tiêu hóa. Chúng cung cấp vitamin dồi dào, cung cấp các chất chống oxi hóa giúp vết viêm loét mau lành, cung cấp các chất xơ đặc biệt là chất xơ hòa tan giúp hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc. Giống như các loại ngũ cốc, rau củ cần phải được nấu chín hoặc hầm nhừ, không nên ăn rau củ sống. Các loại rau củ nên ăn như các loại quả họ bầu bì, đậu bắp, cần tây, các loại rau ăn lá màu xanh.
- Các thức ăn giàu đạm: Các thức ăn giàu đạm sẽ cung cấp lượng protein dồi dào giúp nâng cao sức khỏe, trung hòa axit dịch vị. Các loại thịt mềm, giàu đạm ít chất béo như thịt gà, thịt lợn thịt bò nạc, các loại cá, trứng là các thực phẩm được khuyên dùng. Tuy nhiên chúng nên được chế biến đúng cách, chỉ nên luộc, kho, nấu canh hoặc hầm nhừ hạn chế chiên xào với nhiều dầu mỡ sẽ gây khó tiêu.
- Các thực phẩm giàu chất béo không bão hòa: Các thực phẩm này rất có lợi cho cơ thể như: hạnh nhân, óc chó, hạt macca, dầu olive, dầu hướng dương.
- Nghệ và mật ong: Nghệ và mật ong là bài thuốc đông y được dùng lâu nay để điều trị loét dạ dày tá tràng. Nghệ có tác dụng chống viêm, giảm tiết dịch vị và làm vết loét nhanh liền sẹo. Mật ong chứa nhiều đường và các enzym tốt cho sức khỏe điều hòa axit, giảm kích ứng, nâng cao đề kháng. Có thể dùng kết hợp mật ong và nghệ hoặc dùng riêng mật ong đều có hiệu quả điều trị.
3. NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ ĂN CHO BỆNH NHÂN LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
- thức ăn cần được nấu chín, ninh nhừ, không ăn thực phẩm sống
- Nhai kỹ, ăn chậm
- Nên chia thành 4-5 bữa một ngày, không ăn quá no gây khó chịu và tăng tiết axit dịch vị
- Không ăn quá nhiều canh, không trộn canh vào cơm gây nhai không kỹ trước khi nuốt
- Không chạy nhảy vận động ngay sau bữa ăn
- Không ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh
(Nguồn: Harvard Health Publishing, National Health Survice và Viện dinh dưỡng quốc gia Hoa kỳ)